SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL MEKONG DMP
  TRANG CHỦ  Chủ Quyền Sinh Kế
Đối tác
30 bước tiếp cận giải pháp khẳng định quyền sử dụng đất gắn với rừng cho đồng bào vùng Dân tộc Thiểu số tại Việt Nam và Lào
14/11/2013
 
Quản trị và đồng quản trị hiệu quả công sản đất và rừng là trách nhiệm của toàn xã hội và quyền kinh tế chính trị và quyền văn hóa xã hội của mỗi công dân. Trong những năm tiền của nền kinh tế thị trường 1990s và hậu của kinh tế tập trung bao cấp 2010s đã đưa đẩy công sản đất và rừng đang đứng trước những nguy cơ bất an về lòng tin, bất ổn định về sinh kế và bất bình đẳng về nghĩa vụ và quyền công dân đối với công sản của toàn dân này. Rất có thể xảy ra hiện tượng tiền tệ hóa công sản đất và rừng trở thành tài sản cá nhân và sẽ là trở ngại lớn cho tiến trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà dân và công sản (đất và rừng) vừa là nguồn dinh dưỡng, vừa là tài sản duy nhất của quốc gia. Sau đây là 30 bước tiếp cận các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc trong giao đất gắn với giao rừng của Viện SPERI từ năm 1995 lại nay.
  1. Cùng người dân nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả không có đất và giải pháp lấy lại quĩ đất và rừng của người dân vốn đã bị chiếm dụng từ những năm 1995 lại nay;
  1. Tư vấn cho những người nồng cốt và lãnh đạo truyền thống của cộng đồng kỹ năng phân tích và cách thức điều phối các cuộc thương thuyết với chính quyền địa phương cũng như kỹ năng đàm phán trực diện với các đối tác chiếm dụng đất là các Nông Lâm trường và các Công ty;
  1. Tư vấn và tập huấn cho các nông dân nòng cốt về Luật và các văn bản dưới Luật: 1) Nghị định, Quyết định, Thông tư, Hướng dẫn, Phụ lục chi tiết; 2) Các loại hình công ty; 3) Các loại Bản đồ liên quan tới hiện trạng, qui hoạch và sử dụng đất, rừng,  4) Các loại bản đồ qui hoạch phát triển kinh tế xã hội; 5) Chỉ ra các bất cập, các lỗi cả vô tình và hữu ý gây nên sự chồng chéo, chồng lấn, xâm lấn, chiếm dụng ranh giới đất do quan liêu, do thiếu minh bạch trong quản lý, trong qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất và rừng từ 1995 lại nay;
  1. Tư vấn cách thức tổ chức các cuộc thương thảo dựa vào sự tham gia của cộng đồng và vai trò của luật tục nhằm động viên các đối tác chiếm dụng đất và rừng cùng tham gia để phân tích, để ngộ ra và để thấu hiểu các chỉ số hậu quả và hiệu quả trực tiếp tới môi trường, xã hội, văn hóa, tín ngưỡng và các hệ thống quản trị kinh tế - xã hội, văn hóa và đạo đức của quá trình chiếm dụng đất và rừng đã gây ra trong quá khứ;
  1. Tranh thủ sự đồng thuận của các đối tác chiếm dụng đất, các ban ngành và chính quyền địa phương thông qua quá trình đàm phán, thương thảo và phản biện trực diện;
  1. Tổ chức tham quan, chia sẻ kinh nghiệm về cách giao đất gắn với giao rừng dựa vào cộng đồng và các bước giải quyết vướng mắc dựa vào Luật tục và Lãnh đạo truyền thống của cộng đồng tại các mô hình điểm thành công tại Việt nam và Lào từ những năm 1995 lại nay;
  1. Tư vấn cộng đồng tự lựa chọn các nông dân nòng cốt, già làng và thanh niên hợp tác và phối hợp với đội ngũ kỹ thuật viên từ các cơ quan chuyền ngành về đất và rừng và cán bộ chính quyền địa phương tham gia các đợt đào tạo-hội thảo về các loại hình vướng mắc, chống lấn, chồng chéo dẫn đến chiếm dụng về đất và rừng tại các mô hình điểm từ năm 1995 lại nay;
  1. Tư vấn thành lập Ban tư vấn Giao đất gắn với giao rừng gồm các Lãnh đạo truyền thống, nông dân nòng cốt, đại diện chính quyền và cán bộ kỹ thuật địa phương;
  1. Hỗ trợ Ban tư vấn Giao đất gắn với giao rừng cùng với toàn cộng đồng xây dựng các qui chế trong tiến trình giao đất và các giải pháp tháo gỡ vướng mắc do chồng lấn, chồng chéo, xâm lấn dẫn tới chiếm dụng đất và rừng;
  1. Tư vấn hình thành Ban chỉ đạo giao đất gắn với giao rừng cấp huyện có sự tham gia của Lãnh đạo Truyền thống và sự tham gia của các nông dân nồng cốt của cộng đồng nhằm tăng cơ hội học hỏi và thấu hiễu lẫn nhau giữa hai hệ thống quản trị chính thống và truyền thống;
  1. Hỗ trợ và tư vấn hình thành Tổ công tác giao đất gắn với giao rừng thực địa bao gồm các thành viên của Ban tư vấn Giao đất gắn với giao rừng và Ban chỉ đạo Giao đất gắn với giao rừng cấp huyện nhằm xây dựng các bộ qui chế  thỏa mãn cả hệ thống pháp lý và hệ thống phong tục cùng làm việc chung trên một mục tiêu để có lại được đất và hệ thống các loại rừng truyền thống của cộng đồng một cách êm thấm, thoải mái và hòa bình cho các bên;
  1. Tổ chức họp toàn dân, có sự tham gia của các nông dân nồng cốt đã dạn dày kinh nghiệm ở các nơi khác mà đã đạt được những thành công trong giải quyết vướng mắc, xung đột và mâu thuẫn với các đối tác chiếm dụng đất và rừng;
  1. Tư vấn Tổ công tác giao đất gắn với giao rừng cùng người dân (lựa chọn ai là thành viên trong hộ gia đình tham gia) cùng đi lát cắt thực địa để xác định, đối chiếu và so sánh với bản đồ thực trạng sử dụng đất và rừng  giữa các hộ dân, cộng đồng và các công ty  để nhận diện rõ các sai sót về chồng lấn, chồng chéo dẫn tới chiếm dụng  trong quản lý và sử dụng đất và rừng từ năm 1995 lại nay;
  1. Tổ chức hội thảo tập huấn trước toàn dân để chia sẻ, trình bày các thực trạng bất cập về chồng chéo, chồng lấn và chiếm dụng quyền quản lý và sử dụng đất và rừng thiêng truyền thống, rừng cộng đồng bảo vệ nguồn nước, rừng thuốc nam cộng đồng, rừng dòng họ trên thực tiễn và trên bản đồ và các giải pháp tháo gỡ đã thành công từ năm 1997 lại nay;
  1. Tổ chức đào tạo lồng ghép điều tra hiện trạng và trữ lượng giữa các loại rừng dựa vào tri thức địa phương và sự tham gia của người dân kết hợp với các công nghệ kỹ thuật trước khi chính thức triển khai tính toán nội nghiệp và các bước giao đất gắn với giao rừng;
  1. Tổ chức trao đổi với Chủ tịch huyện để chia sẻ về các thực chứng quản lý, sử dụng chồng chéo, chồng lấn dẫn tới chiếm dụng đất và rừng trên thực tế;
  1.  Xây dựng kế hoạch hành động cho Tổ công tác giao đất gắn với giao rừng thực địa để vận động chính quyền địa phương có quyết định giao lại các diện tích đất và rừng bị chồng lấn, chồng chéo và chiếm dụng;
  1. Tổ chức hội thảo tập huấn với người dân để thảo luận về quyền và trách nhiệm của họ đối với đất và rừng thông qua Quyết định giao đất gắn với giao rừng do Chính quyền địa phương ra quyết định;
  1. Cùng người dân, đại diện chính quyền và kỹ thuật viên địa phương xây dựng kế  hoạch chi tiết về qui trình và kế hoạch sử dụng đất và quản trị các loại rừng tại thực địa;
  1. Xây dựng lại bộ bản đồ mới về ranh giới đất đai và rừng và sử dụng đất và quản trị rừng sau khi đã hoàn thiện các kết luận pháp lý và kỹ thuật về hiện trạng và trữ lượng rừng nội nghiệp;
  1. Tổ chức hội thảo tập huấn cho tất cả các thành viên của cộng đồng hiểu về các quyết định pháp lý, nghĩa vụ và quyền của cộng đồng trong quản lý qui hoạch sử dụng đất và quản trị các loại rừng;
  1.  Thảo luận với tất cả các thành viên của cộng đồng về qui chế cộng đồng trong quản lý, giám sát sử dụng đất và quản trị các loại rừng; Qui chế này được đồng thuận và ký bởi toàn bộ thành viên trong cộng đồng và các cộng đồng láng giềng liền kề;
  1.  Đệ trình qui chế cộng đồng với chính quyền xã để thẩm định trước khi chuyển tới cấp huyện phê duyệt;
  1. Ghi chép toàn bộ tiến trình giao đất gắn với giao rừng thành bộ cẩm nang để chia sẻ cho các gia đình, cộng đồng, phòng ban liên quan cấp huyện và xã;
  1.  Xử lý dữ liệu, thông tin về qui hoạch sử dụng đất và quản trị rừng và quyền đất đai và quyền đồng quản trị rừng để đăng kí lưu trữ tại các phòng ban chức năng cấp xã và huyện;
  1. Tổ chức lễ trao quyền sử dụng đất và đồng quản trị rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng;
  1. Hỗ trợ và tư vấn Ban quản lý cộng đồng xây dựng các bảng, biểu chỉ dẫn về qui chế quản lý, sử dụng đất và đồng quản trị rừng và cắm mốc ranh giới;
  1. Tổ chức hội thảo cấp vùng hoặc quốc gia để chia sẻ các bước và phương pháp tiếp cận giao đất gắn với giao rừng. Thành phần tham gia hội thảo gồm người dân, chính quyền địa phuơng, báo chí, truyền thông, nhà lập định chính sách, các tổ chức phát triển cộng đồng; cơ quan chuyên ngành, các công ty và doanh nghiệp láng giềng liền kề;
  1. Tổng kết các thảo luận và phân tích tại hội thảo để trở thành các kiến nghị và cập nhật gửi lên các đại biểu Quốc hội thông qua các kỳ họp thường niên và các nhà làm luật đất đai, đồng thời cập nhật và đăng tải các kiến nghị trên hệ thống trang điện tử của SPERI để chia sẻ và nhân rộng các vùng có cùng thách thức và quan tâm;
  1. Tài liệu hóa thành các nghiên cứu phân tích chính sách về quyền sử dụng đất và đồng quản trị rừng, các chỉ số ảnh hưởng mang tính kinh tế xã hội, kinh tế môi trường, kinh tế văn hóa – tín ngưỡng và kinh tế chính trị mà ở đó quyền sử dụng đất và đồng quản trị rừng là chiến lược trụ cột của mục tiêu phát triển hướng tới người dân thực sự tự tin, tự chủ và tự phát triển an toàn trên chính mảnh đất và rừng của dân. Lồng ghép tài liệu phân tích chính sách đất đai với qui hoạch sử dụng đất và chiến lược đồng quản trị rừng với các chính sách phát triển nông thôn trong chủ trương công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay để tiếp tục vận động chính sách đất đai và rừng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong lưu vực Mêkong.
Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI)
A4 Làng Khoa học Ngọc Khách = 12 C Phạm Huy Thông – Ba Đình – Hà nội
Điện thoại: 0437715690, Fax: 04 37715691; email: speri@speri.org
Trần thị Lành: ttlanh@speri.org
In bài viết Bookmark and Share Quay lại

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved