Tập quán quản lý và sử dụng rừng và đất rừng của dân tộc Cơ Tu tại Quảng Nam (25/04/2014)
Dân tộc Cơ Tu là một trong các nhóm tộc người cư trú lâu đời ở phía Đông-Tây của dãy Trường Sơn và vùng Tây Nguyên Việt Nam. Theo truyền thống, sở hữu đất và rừng của cộng đồng người Cơ Tu được xác lập theo cơ chế tự quản, được các cộng đồng lân cận khác thừa nhận. Rừng thiêng, theo quan niệm truyền thống là nơi trú ngụ của thần linh, không ai được động đến, thường là rừng đầu nguồn, được gìn giữ thông qua các lễ hội tín ngưỡng truyền thống hầu như không còn.
 
Lễ 'Nào Lồng' và những cánh rừng thiêng (28/01/2013)
Là một sinh hoạt văn hoá tâm linh, Nào Lồng mang ý nghĩa xã hội cùng với tinh thần cộng đồng vô cùng sâu sắc và đặc trưng của người Mông tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Luật tục truyền thống và những thiết chế văn hóa của cộng đồng đã được xây dựng và duy trì thông qua những lễ hội Nào Lồng.
 
Lễ hội ‘Nào Lồng’ ở Cán Hồ, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (07/08/2009)

‘Nào Lồng’ (còn được gọi là ‘Nò Sồng’, ‘Tông Sênh’, tuỳ theo phát âm của từng vùng) là một lễ hội đặc sắc, để giữ gìn luật tục, quy ước của người H’mông ở huyện Si Ma Cai cũng như người H’mông ở nhiều nơi khác. Nào Lồng có nguồn gốc từ lâu đời, được người H’mông duy trì liên tục qua nhiều thế hệ, nên nó trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng.