SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
  TRANG CHỦ   Lễ hội  Bài viết
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
Tổng quan
Vật linh giáo
Đất rừng thiêng
Lễ hội
Đối tác
Lễ 'Nào Lồng' và những cánh rừng thiêng
28/01/2013
 
 
 
 


Nằm ở đông bắc tỉnh Lào Cai, huyện Si Ma Cai là quê hương của 11 dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là người Mông, chiếm hơn 80% dân số. Với những người lần đầu qua đây, có thể dễ dàng nhận thấy rõ sắc màu nổi trội, đặc thù của người Mông thông qua trang phục rực rỡ của những người phụ nữ Mông, xen lẫn sắc chàm của chị em người Nùng, Thu Lao… ở bên đường, trên nương, dưới suối, và đặc biệt là trong các phiên chợ kéo dài suốt từ Lùng Phìn, Cán Cấu, Sín Chéng, Bắc Hà, Si Ma Cai... nơi tụ hội của những con người quanh năm chỉ biết làm bạn với mây với núi, hay bên những bản làng thấp thoáng ven rừng, suốt trên con đường cheo leo vắt vẻo giữa chập chùng sương gió ngút ngàn.

Sống cheo leo trên những đỉnh núi cao, đối mặt hàng ngày với thiên nhiên khắc nghiệt, người Mông nói chung và người Mông ở Si Ma Cai nói riêng, vì sự tồn tại của mình, bên cạnh những kinh nghiệm ứng xử với thiên nhiên đúc kết được trong quá trình lao động sản xuất, còn hình thành nên những quy ước ứng xử giữa con người với nhau trong mỗi cộng đồng. Những quy ước này theo thời gian và sự tự giác chấp hành của mọi người, dần dần đã trở thành một yếu tố mang bản sắc văn hoá của tộc người, trở thành một phần không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày ở nơi mà mây núi và cây rừng vốn gần gũi hơn hàng láng giềng xóm này, mà một trong những sinh hoạt cộng đồng điển hình nhất, biểu hiện rõ nét nhất bản sắc văn hoá Mông chính là lễ hội Nào Lồng, một không gian đầy tính dân chủ, tự giác và tự nguyện, nhưng luôn được thực hiện và chấp hành vô cùng chặt chẽ và tôn nghiêm.

Do đặc thù về môi trường sinh sống, hàng năm, người Mông ở xã Cán Hồ, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lao Cai thường tổ chức hai lễ Nào Lồng. Một lễ được tổ chức vào mùa Xuân, nhằm tháng 2 âm lịch, để cúng thần bảo vệ rừng, bảo vệ tài sản, con người, gia súc..., và lễ thứ hai tổ chức vào tháng 6 âm lịch, để cúng thần bảo vệ đồng ruộng, cây cối khỏi thiên tai, sâu bọ. Có thể hiểu nôm na đây là 2 lễ bắt đầu cho 1 năm mới (Nào Lồng tháng 2) và bắt đầu cho 1 mùa gieo trồng mới (Nào Lồng tháng 6).

Cũng như mọi năm, người chịu trách nhiệm thực hiện lễ cúng trong Nào Lồng năm nay là già Hoàng Seo Cấu, một già làng có uy tín cũng như uy quyền nhất trong cộng đồng. Giúp việc cho già Cấu là hai vị Lồng thờ, những người được cộng đồng bầu nên trong các dịp Nào Lồng hàng năm...

Người Mông quan niệm mọi vật xung quanh đề có hồn, còn gọi là có ma. Có nhiều loại ma giúp đỡ con người trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như ma mưa, phù hộ cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng tốt tươi; ma sâu bọ, không phá hoại mùa màng… Chính vì vậy trong phần lễ của Nào Lồng, việc cúng gọi các ma về để xin được phù hộ làm ăn thuận lợi trong một năm mới, một vụ lúa mới là việc chính cần phải làm. Sau khi cúng xong, mọi người sẽ ngồi lại cùng nhau thụ lộc và xem Ma trả lời thế nào sau khi đã nhận lễ...

Lạ nhỉ, một buổi lễ trang trọng và quan trọng như vậy mà cách hành xử với thần linh, những đấng vẫn được coi là đang nắm vận mệnh và sự ấm no của cả cộng đồng lại đơn giản vậy sao? Đơn giản từ chiếc bàn thờ vừa dựng dưới gốc cây, đến chiếc xoong nhôm đen đúa, méo mó cùng bộ chén sứt sẹo dùng để đựng đồ lễ, toàn những vật dụng thường ngày trong gia đình; đơn giản từ bộ trang phục của từ vị già làng kiêm thày cúng uy nghiêm, vị Lồng Thờ kính cẩn, cho đến tất cả mọi người có mặt tham gia buổi lễ... Rồi đến cả cách xưng hô, trò chuyện giữa người hành lễ với các vị thần linh cũng hết sức thân mật, gần gũi, nghe như già Cấu đang gọi một người bạn đang quanh quẩn đâu đó về nhà uống rượu... Khác hẳn với không khí uy nghêm, trang trọng đến lạnh lẽo ở nhiều lễ hội miền xuôi đã được chứng kiến, không khí của lễ hội Nào Lồng ở Cán Cấu chợt gợi cho người ta cảm nhận đến chân thực cái điều mà lâu nay vẫn nghe, vẫn biết, nhưng giờ mới thực sự thấm thía, thực sự thấu hiểu. Ấy là ở nơi này, người ta coi thiên nhiên, coi thần linh gần gũi như những người bạn, người thân trong gia đình, trong cộng đồng, mà điều quan trọng nhất trong cách ứng xử là ở sự suy xét trong tâm tưởng, và trong những hành vi thường ngày, chứ không phải chỉ ở những lễ nghi. Con người với thiên nhiên vì thế mà chan hòa lắm, công bằng lắm, và cũng thân thiết lắm...

Xuất phát từ quan niệm coi mọi vật xung quanh đều có hồn, còn gọi là có Ma; tất nhiên khái niệm Ma ở đây hoàn toàn khác với những gì mà người miền xuôi vẫn hiều; Ma của người Mông có nhiều loại. Có loại ma giúp đỡ con người trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như ma mưa, phù hộ cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng tốt tươi; ma sâu bọ, không phá hoại mùa màng… Chính vì vậy trong phần lễ của Nào Lồng, việc cúng gọi các ma về để xin được phù hộ làm ăn thuận lợi trong một năm mới, một vụ lúa mới là việc chính cần phải làm. Sau khi cúng xong, mọi người sẽ ngồi lại cùng nhau thụ lộc và xem Ma trả lời thế nào sau khi đã nhận lễ...

Già Cấu kể:Cũng theo già Cấu, ngày xưa sau khi làm lễ, các gia đình trong bản, trong vùng sẽ ngồi lại để cùng bàn bạc, thống nhất với nhau những quy ước, những việc làm phải thực hiện trong năm sau, một kiểu "dân chủ cơ sở" nguyên sơ nhất tại cộng đồng... Tất cả những người tham gia Nào Lồng đều có quyền tham gia vào việc xây dựng quy ước của cộng đồng, và sau đó có trách nhiệm phải thực hiện theo quy ước đó, dù người đó có mặt tại Nào Lồng hôm nay hay không. Nếu người nào vi phạm thì sẽ bị phạt bằng cách phải tổ chức lại một buổi lễ như ngày hôm nay để cộng đồng ngồi lại quyết định... Một người dân có mặt tại buổi lễ nói với chúng tôi như vậy...

Xem thêm hình ảnh vđời sống thường ngày và lễ hội Nào Lồng

Sau khi việc cúng bái ở phần lễ xong, lúc này mới là phần hội của Nào Lồng. Nếu như ở phần Lễ, là việc làm mang nhiều biểu hiện của yếu tố tâm linh, do các già làng và thầy cúng thực hiện ở rừng Nào Lồng, thì sang đến phần Hội, là phần có sự tham gia của tất cả mọi người, một biểu hiện sinh động của tinh thần dân chủ hết sức đặc trưng trong đời sống của cộng đồng. Luật tục truyền thống của ng­ười Mông th­ường xuyên đư­ợc xây dựng và duy trì thông qua những lễ hội Nào Lồng như thế này. Tại những dịp này, tất cả mọi người đều được tự do tham gia bàn bạc một cách dân chủ để cùng xây dựng nên những quy ước về các hành vi ứng xử, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, để rồi sau đó sẽ tự nguyện chấp hành một cách triệt để, cả bằng niềm tin thành kính lẫn tinh thần tự giác tuyệt đối...

Đánh giá về vai trò của lễ hội Nào Lồng đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của cộng đồng, với cương vị là Bí thư xã Cán Hồ, ông Sùng Seo Pao cho biết: Lễ hội Nào Lồng là cơ sở pháp lý để giải quyết tất cả các vấn đề của người Mông, đặc biệt là các vấn đề liên quan trong lĩnh vực bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng... và các hành vi thuộc về đạo đức của con người. Nó được xây dựng trên cơ sở tất cả mọi người cùng tham gia, nên mọi người đều tự giác chấp hành. Các quy định được thông qua trong Nào Lồng cũng là những điều hết sức có tác dụng. Việc quản lý bảo vệ rừng ở xã chúng tôi từ xưa đến nay vẫn duy trì rất tốt, không có ai vi phạm. Để làm được như vậy thì việc đưa vấn đề này vào quy định của Nào Lồng chính là một vai trò không nhỏ...

Sở dĩ ngư­ời Mông luôn chú trọng đến luật tục về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là bởi họ là những người luôn luôn sống hoà quyện với thiên nhiên. Thiên nhiên chính là nguồn sống của họ, và cũng chính thiên nhiên đã tạo cho họ tính cách, chuẩn mực đạo đức cũng như những cảm hứng sáng tạo, để rồi sau đó trở thành niềm tin của cả cộng đồng, mà lễ hội Nào Lồng cùng những khu rừng thiêng đầy tín ngưỡng tâm linh vừa là một biểu hiện, lại vừa là môi trường để nuôi dưỡng,bảo tồn và duy trì một nền văn hóa đầy bản sắc và cá tính đã được chắt lọc qua nhiều năm tháng và nhiều thế hệ...

ơng Ngọc An

In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Tập quán quản lý và sử dụng rừng và đất rừng của dân tộc Cơ Tu tại Quảng Nam
Lễ hội ‘Nào Lồng’ ở Cán Hồ, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved