SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
  HOME  Mục tin
Partnership
Tính tương đồng nhưng chưa tương tác giữa luật pháp và luật tục trong quản trị rừng
28/11/2012
 

(ĐCSVN) - Từ hàng ngàn đời nay, hết thế hệ này sang thế hệ khác, đồng bào các dân tộc thiểu số[1](gọi tắt là Cộng đồng) trên đất nước Việt Nam đã dày công rèn luyện cho con cháu của họ cần biết đối xử phải đạo với rừng như là phụng dưỡng các bậc tiền bối uy tín trong Cộng đồng. Mặc dù, cách gọi tên rừng[2] của Cộng đồng không giống như cách đặt tên[3] rừng của các nhà Khoa học đã được Nhà nước chính thức hóa trong văn bản pháp luật.

Nếu Nhà nước đặt tên là “rừng đặc dụng” và thành lập một bộ máy Nhà nước “Ban quản lý vườn Quốc gia” để bảo vệ “rừng đặc dụng” với một lượng ngân sách hàng năm đáng kể để duy trì quản trị bao cấp về đời sống vật chất và cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cán bộ làm công ăn lương thực hiện mục tiêu duy trì quĩ gen đa dạng sinh học của Thiên nhiên; thì Cộng đồng gọi tên là “rừng tâm linh” và Cộng đồng tự hình thành nên một hệ thống thiết chế Cộng đồng bất thành văn, bắt đầu từ niềm tin vào các vị Thần siêu uy quyền của “rừng tâm linh”. Hệ thống thiết chế Cộng đồng này thích nghi, sàng lọc và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua các chuẩn mực hành vi ứng xử với Thiên nhiên trong lao động sản xuất, trong cuộc sống ở trong rừng. Mỗi nhóm dân tộc thiểu số gọi tên “rừng Tâm linh’ khác nhau theo cách giải thích thế giới uy quyền tối thượng và huyền bí của rừng bởi các ngôn ngữ và tục truyền riêng.

Cộng đồng quan niệm “rừng tâm linh” là sự sắp đặt của Tự nhiên để phù hộ cho muôn loài sống và ứng xử thân thiện trong rừng và, con người không thể tùy tiện sắp đặt theo ý riêng mà không xin phép các vị Thần trước khi can thiệp đối với ‘rừng tâm linh’.

Một số nhóm người Hmong gọi tên “rừng tâm linh là rừng Nào lòng” và ở trong “rừng Nào lòng”, cho dù muốn đi tiểu tiện, bà con người Hmong cũng cảm thấy có lỗi với Thần. (già Hoàng Seo cấu, xã Cán hồ, già Hoàng Seo Nhà, xã Cán Cấu, già Hoàng Minh Hảng, thốn phố cũ, huyện Simacai, tỉnh Lao cai, Già Xay Khư Zang, bản Lóng lăn, huyện Luangphrabang, tỉnh Luang phrabang khẳng định tại cuộc họp ‘mạng lưới thuốc nam trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng và bảo tồn vốn đa dạng văn hóa sinh học của mạng lưới MECO-ECOTRA[4] tại trường đào tạo Nhà nông Sinh thái trẻ HEPA tháng 8 năm 2007)

Một số nhóm người Hmong khác gọi tên ‘rừng tâm linh là rừng Tòng xenh và cũng tương tự như “rừng Nào lòng”, họ không thể làm điều không sạch ở trong lãnh địa ‘rừng Tòng xenh’. (Già Thào A Zua, bản Maesamai, huyện Chiang mai, Tỉnh Chiang mai, Thái lan tại cuộc họp về ‘giải quyết xung đột về rừng và đất dựa vào Luật tục tại Luang phrabang, tháng 10 năm 2009).

Nhóm người Khơ Mú lại gọi tên rừng là Liêng Pi Ho và họ có cả một lễ uống thề để cùng nhau quần tụ trong rừng với sự phù hộ của Thần Liêng Piho. (Già Thong phay giải thích tục cúng lễ Liêng Piho tại hội nghị các già làng trong lễ ăn thề tại bản Lóng lăn tháng 10 năm 2009).

Nếu Nhà nước đặt tên “Rừng phòng hộ” và thành lập các “ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn” với những khoản ngân sách khổng lồ của nhân dân để chi cho các hoạt động bao cấp quản lý bảo vệ theo kiểu “vườn Quốc gia”, thì Cộng đồng gọi tên các cánh rừng này là “rừng truyền thống dòng họ”. Những cánh rừng này được gìn giữ, bảo vệ và tôn tạo theo cách riêng của từng dòng họ thông qua các lễ thờ cúng được làm tại rừng với các thế hệ, các lứa tuổi khác nhau trong dòng họ theo mùa trong năm. Cộng đồng quan niệm các vị Thần trong ‘rừng dòng họ’ giúp cho các gia đình trong dòng họ có nguồn nước làm nương, làm rẫy, làm ruộng bậc thang và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.

Nhiều nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI) từ những năm cuối của thế kỷ 20 và thập kỷ đầu của thiên niên kỷ đã ngộ ra những đặc thù cơ bản khác nhau trong triết lý và giải pháp ứng xử và nuôi dưỡng rừng giữa Cộng đồng và các chính sách cũng như cách thực thi của Chính phủ Việt Nam.

Cộng đồng ứng xử và nuôi dưỡng rừng dựa vào niềm tin, hệ thống luật tục được mọi thành viên trong cộng đồng tự nguyện tham gia đúc kết, lưu truyền bất thành văn hết đời này sang đời khác, và trở thành tín ngưỡng. Họ thực hành thông qua lao động, sản xuất trong quá trình gắn bó với rừng. Rừng là nơi bảo lãnh sinh kế và chủ quyền sinh kế của họ, là nơi nuôi dưỡng các giá trị tín ngưỡng, tri thức và các kinh nghiệm của Cộng đồng trong quá trình đồng hành bằng hữu với rừng. Rừng là không gian tự do để Cộng đồng sáng tạo, là nguồn cảm hứng để cho những sáng tạo của cộng đồng được thích nghi và phát triển theo thời gian và lịch sử phát triển kinh tế xã hội, văn hóa tín ngưỡng của Cộng đồng. Rừng là môi trường giáo dưỡng nhân sinh quan vị thiên nhiên và vị Cộng đồng của đồng bào. Cộng đồng xem rừng là mẹ, Trời (Giàng) là cha, nơi sinh ra họ và muôn loài. Cộng đồng thờ cúng rừng, phụng dưỡng thiên nhiên[5] trong mọi hành vi khi lên nương, khi dựng nãi, khi xuống núi, khi làm nhà. Cộng đồng quan niệm rừng và đất là siêu uy quyền, không thuộc sở hữu của riêng ai[6]. Phải chăng quan niệm về rừng và đất của Cộng đồng gần tương đồng với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: ‘Đất đai, rừng núi, sông hồ... là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân?’. Đáng tiếc là nhiều nhận xét cho rằng hệ thống luật tục và tín ngưỡng ứng xử này là hủ tục, dị đoan và mê tín, phản khoa học và cần phải triệt tiêu!?. Chính vì thiếu nghiên cứu thực tiễn và kết tội theo ý chí chủ quan của một số nhà Khoa học và các nhà chính sách, đã dẫn đến hàng loạt các lỗi lầm trong ứng xử với Cộng đồng từ năm 1975 tới nay, có những ứng xử đã gây nên những phản ứng phản tác dụng trên nhiều khía cạnh văn hóa, xã hội, kinh tế và tín ngưỡng của Cộng đồng sống trong rừng.

Một số nhà Khoa học, nhà lãnh đạo và một số doanh nghiệp cho rằng rừng là chỗ dựa về kinh tế (thuần túy lợi nhuận cục bộ của rừng) để nhào nặn và hình thành một hệ thống qui hoạch sử dụng công sản rừng và đất được bảo hộ bằng các khái niệm của khoa học và pháp luật để quản lý và khai thác rừng, khác cơ bản với hệ thống luật tục và tri thức địa phương của Cộng đồng. Những chính sách này vô cảm với rừng và đất; và cho rằng bảo vệ và phát triển rừng là bổn phận của các tổ chức thuộc Chính phủ và các Công ty do Chính phủ điều hành. Hàng loạt các văn bản của Chính phủ ra đời về thành lập các vườn quốc gia, các khu bảo tồn, rừng phòng hộ, hàng ngàn tỉ đồng của nhân dân được Chính phủ chi tiêu để phục hồi (reforestation) nhiều triệu ha rừng đang bị tàn phá và có nguy cơ thoái hóa nghiêm trọng đều vắng bóng Cộng đồng, cô lập vai trò của Cộng đồng trong tham gia từ bàn luận chính sách, đến thực thi, giám sát và đánh giá chính sách đối với rừng!?. Nhiều chương trình đã khống chế việc ly tán Cộng đồng ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn từ rừng của họ vì mục đích sinh lợi thuần túy về kinh tế của các Công ty chỉ vì cho rằng Cộng đồng cúng rừng, nuôi dưỡng rừng là mê tín dị đoan và lạc hậu!.

Hai quan niệm về rừng, một bên là các Cộng đồng sống trong rừng từ thế này đến thế hệ khác, xem rừng là nơi Cộng đồng gửi gắm, nuôi dưỡng, thực hành cuộc sống vật chất, văn hóa, tín ngưỡng và tinh thần, một bên là các nhà lập chính sách, các quan niệm về kinh tế rừng, và các chủ Nông Lâm trường xem rừng như một tài sản sinh lợi kinh tế thuần túy. Hai quan niệm này đang có xu hướng ngày càng xa nhau và đã nảy sinh nhiều bấp cập trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ xã hội và trong quan điểm phát triển hài hòa.

Hội thảo đất ở và sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số ngày 1 tháng 11 năm 2012 đang quan tâm đến những phát hiện, nhận diện và kiến nghị những giải pháp thiết thực cho vấn đề trên.

(Nguồn: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30111&cn_id=553388)


[1] Đồng bào các dân tộc thiểu số = được gọi là Cộng đồng

[2] Đồng bào Hmong gọi tên Tòng Xanh, Thứ tỉ, Nào lòng; Đồng bào Khơ mú gọi tên Lieng phi ho. Các tên gọi này gắn liền với tín ngưỡng của Đồng bào đối với rừng (giá trị phi vật chất của rừng)

[3] Nhà nước đặt tên rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Giá trị vật chất của rừng vị lợi ích kinh tế (giá trị vị vật chất của rừng)

[4] MECO-ECOTRA = Mê kông Community Networking and Ecological Trading – a long last partner of SPERI

[5] ‘Phụng dưỡng Thiên nhiên là một niềm tin và hệ thống hành vi truyền thống, thánh thiện và văn minh trong quan hệ bằng hữu giữa con người với Tự nhiên. Chúng ta có thể cảm nhận chuỗi hành vi thánh thiện đó thông qua cuộc sống hàng ngày của các dân tộc thiểu số bản địa[5] lưu vực sông Mêkong. Phụng dưỡng Thiên nhiên là một tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số bản địa cần được nhìn nhận và hiểu công bằng như bao tín ngưỡng khác’. Trần thị Lành 1992

[6] Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam qui định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” phải chăng quan niệm của đồng bào là phải đạo với Hiến pháp

Print Bookmark and Share Back
Others
Nâng cao vai trò của đồng bào dân tộc thiểu sổ trong việc bảo vệ tài nguyên rừng

Featured
Release

- Overview
- Video
- Platform
- Records
- LISO
Livelihood Sovereignty
- Overview
- Co-governance
- Customary Law
- Religion
Worship Nature
- Overview
- Animism
- Sacred forest & land
- Ceremony
Explore
- Mekong
- Vietnam
- Laos
- MECO-ECOTRA Secretariat
Governance
Organization
- History
- Belief
- Vision and mission
- Institution
Human Resource
- Program Coordinators
- Board of Directors
- Scientific Council
- Independent Monitoring
- Founding Board
Theory
- Bio-Human Ecology
- Livelihood & Anthropology
12C Pham Huy Thong Str, Ba Dinh Dist, Hanoi City  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved