SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE
  TRANG CHỦ  
Đối tác
(Lào) Kinh nghiệm từ một dự án giao đất và qui hoạch sử dụng tài nguyên tại Luang Prabang
19/02/2013
 


Đen Xa Vang thuộc vùng núi cao ‘Phu Sủng’ - đầu nguồn của con sông Nậm Khàn, một nhánh của dòng sông Mê Kông, là các cộng đồng thuộc tộc người H’mông, Lào Lùm và Khơ Mú. Cuộc sống của các tộc người nơi đây từ bao đời nay gắn liền với những mảnh nương và mảnh rừng.

Từ năm 2010 đến nay, dự án CHESH Lào, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Vùng cao (CHESH) phối hợp với chính quyền và cơ quan chức năng của tỉnh (huyện) Luang Prabang triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển thí điểm tại các bản Đen Xa Vang và Phon Xa Vạt thông qua mạng lưới ‘Tăng cường luật tục trong quản lý rừng và qui hoạch sử dụng đất bền vững phía Bắc Lào’.

Thông qua mạng lưới nông dân nòng cốt và Hội người H’mông tại huyện Luang Prabang, từ năm 2010 đến giữa năm 2012 nghiên cứu điểm đã tư vấn giải quyết dứt điểm các tranh chấp ranh giới đất đai, tài nguyên rừng, đất và nước giữa các nhóm tộc người tại Đen Xa Vang, Phon Xa Vạt và Na Xăm Phăn - hậu quả của chương trình phát triển cụm bản phát triển và định canh định cư của Chính phủ từ năm 1998. Với sự tham gia của các đối tác địa phương và người dân nghiên cứu điểm cũng đã hỗ trợ các cộng đồng tổ chức triển khai qui hoạch sử dụng tài nguyên trên cơ sở luật tục và tri thức bản địa của từng tộc người. Bản qui hoạch quản lý và sử dụng tài nguyên, cũng như qui chế cộng đồng trong quản lý và sử dụng đất-rừng dựa vào luật tục đã được chính quyền và ban ngành huyện Luang Prabang chính thức công nhận và đi vào sử dụng một cách hiệu quả. Thông qua quá trình này, năng lực của cán bộ bản và huyện trong việc giải quyết các xung đột về đất-rừng, qui hoạch sử dụng tài nguyên dựa vào cộng đồng và luật tục được tăng lên rõ rệt. Cán bộ phòng Nông Lâm nghiệp huyện Luang Prabang nay đã tự tin hơn khi triển khai các hoạt động giao đất giao rừng cho cộng đồng và người dân địa phương.

Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác của Lào, dưới sức ép ngày càng tăng của nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, vùng hóa cũng như tác động hai mặt của định hướng / chính sách phát triển đất nước của Chính phủ, việc chuyển nhượng và mua bán đất đai đang trở thành một vấn đề nóng. Việc phát triển các loại cây hàng hóa như Cao Su nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường các nước lân cận Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam đang kích thích tình trạng tích tụ đất từ việc chuyển nhượng, mua bán tự do đất nương vườn từ các gia đình nghèo đối với những chủ đầu tư trong và ngoài nước. Tình trạng này đã đẩy nhiều gia đình nghèo càng trở lên túng quẫn, thiếu lương thực do không đủ quĩ đất sản xuất. Nhiều hộ gia đình phải bán sức lao động, đi làm thuê trên chính mảnh đất của mình!

Trước tình hình đó, chính quyền và Phòng Nông Lâm nghiệp huyện Luang Prabang đã chủ động triển khai nghiên cứu và thí điểm giao đất sản xuất cho các gia đình bản Đen Xa Vang tại các vùng như Long Pa Cang, Long Hua Na Ong Khut, Long Phu Pha Noi, Long Phu Pha Nho, Long Pung Noc, Long Phu Cha Na và Long Phu Pha Noi. Căn cứ vào diện tích quỹ đất dự phòng hiện có,chính quyền bản tổ chức họp mời các hộ gia đình được cấp đất sản xuất tham gia, cho các hộ gia đình tự thảo luận, thống nhất phương pháp cách thức phân chia cũng như việc giải quyết các mâu thuẫn. Người dân được huy động tham gia mọi công đoạn trong suốt quá trình giao đất như xác định ranh giới và đo đạc thực địa. Người dân chủ động xác định ranh giới mảnh đất của các chủ sử dụng, cán bộ là người ghi chép thông tin kết quả đo đạc của người dân và làm các nhiệm vụ chuyên môn như xác định tọa độ bằng máy GPS, vẽ sơ đồ của từng mảnh nương sau khi đo đạc xong….Những chỗ đất tốt và bằng phẳng thì sẽ được chia với diện tích nhỏ hơn và ngược lại với diện tích đất mà dóc và xấu thì được chia với diện tích rộng hơn. Ranh giới giữa các mảnh nương với các chủ hộ với nhau thì hai hộ đó tự thảo thuận quyết định. Vùng đất rừng mà bị xâm phá không thuộc đất sản xuất thì sẽ được thu hồi lại để qui hoạch vào quĩ đất rừng quản lý chung bởi cả cộng đồng.

Ngày 21 tháng 1 năm 2013 chính quyền huyện Luang Prabang chính thức trao giấy phép sử dụng đất cho 18 hộ gia đình của bản Đen Xa Vang trong đó có 4 hộ là người H’mông, 14 hộ là người Khơ Mú với tổng diện tích hơn 10 ha. Kết quả này ngoài việc sẽ góp phần đảm bảo đất sản xuất cho các gia đình để ổn định cải thiện đời sống cho các hộ gia đình còn khẳng định khả năng của cán bộ, chính quyền địa phương thông qua quá trình tạo quyền của dự án CHESH Lào. Tuy nhiên, để giải quyết các vấn đề chung liên quan tới sự ổn định và an toàn về đất đai - nguồn sinh kế cho người dân đòi hỏi các chính sách của Nhà nước và phương pháp tiếp cận phù hợp của các cơ quan chính quyền địa phương. Sự tham gia quyết định của người chủ sử dụng trong quá trình giao đất, giải quyết vước mắc, vai trò của luật tục trong quá trình quản trị tài nguyên và các tri thức bản địa của các cộng đồng bản địa trong qui hoạch sử dụng đất đai cần được nhận dạng và công nhận.

In bài viết Bookmark and Share Quay lại

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved