Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI) sử dụng thuật ngữ "Sinh kế" với sự tôn trọng các mục tiêu của các cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa trong lưu vực sông Mekong trong chiến lược "Chủ quyền sinh kế ". Theo nguyện vọng của người dân bản địa và dân tộc thiểu số, Viện SPERI đã thực hành, hiểu và ứng dụng “Chủ quyền sinh kế” thông qua những kết quả đạt được của năm quyền sống, gồm:
-
Quyền đối với đất đai, rừng và nước (cơ bản)
-
Quyền được duy trì niềm tin, tín ngưỡng của chính mình (đặc thù)
-
Quyền được sống theo nền văn hóa của chính mình (thực hành)
-
Quyền được thực hành các kiến thức của chính mình và quyết định những gì để trồng, bắt đầu, sáng tạo và phát minh ra trên đất của chính mình (toàn diện)
-
Quyền đồng quản lý hoặc đồng quản trị tài nguyên thiên nhiên với cộng đồng xung quanh và chính quyền địa phương (chiến lược).
Khác với các thuật ngữ như "An ninh lương thực", "Chủ quyền lương thực", "Xóa đói giảm nghèo"," Canh tác hữu cơ" và "Nông nghiệp bền vững”, ‘Chủ quyền Sinh kế’ là khái niệm tương đối toàn diện bao gồm các yếu tố mang tính đạo đức và tinh thần cũng như vật chất. Năm quyền bao hàm trong ‘Chủ quyền sinh kế’ nên được lồng ghép với nhau để tăng cường tính chia sẻ trách nhiệm về đạo đức, môi trường và kinh tế. Với những gì đạt được trong ‘Chủ quyền sinh kế’, tất cả các sinh vật, con người và tự nhiên sẽ sống trong sự hòa hợp, hưởng hòa bình, an ninh, tình bạn, hạnh phúc và phúc lợi, cũng như tương tác lẫn nhau trong quá trình tự quyết.
|