SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
  TRANG CHỦ   Đồng quản trị  Bài viết
Chủ Quyền Sinh Kế
Tổng quan
Đồng quản trị
Luật tục
Tín ngưỡng
Đối tác
Lễ tổng kết và kí bản ghi nhớ chương trình hợp tác phát triển giữa Sở Nông Lâm nghiệp Luang Prabang và CHESH Lào
06/05/2019
 
Ngày 22/4/2019, Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Luang Prabang (PAFO) phối hợp với Chương trình CHESH tại Lào / Trung tâm CHESH tổ chức lễ tổng kết các hoạt động hợp tác nghiên cứu và phát triển giai đoạn 2016-2018 và ký kết văn bản thỏa thuận cho giai đoạn tiếp theo.

 
Tham gia Hội nghị có 45 đại biểu đại diện cho các bản thuộc vùng đầu nguồn Phousung và Kuangsi, UBND tỉnh và các huyện (Nan, Xieng Nguen, Luang Prabang) và các phòng ban chức năng.
 
2016-2018 là giai đoạn đánh dấu việc ứng dụng mở rộng về phương pháp tiếp cận của Chương trình CHESH Lào trong quản lý bền vững các dạng TNTN và nâng cao đời sống của các cộng đồng trên cơ sở đảm chủ quyền sinh kế của các giai đoạn từ 1999-2015.  Theo đó, các chiến lược liên quan tới quyền tiếp cận, quản lý và sử dụng tài nguyên của các cộng đồng, quyền thực hành tri thức bản địa trong qui hoạch sử và sử dụng đất và các nghi lễ văn hóa tâm linh và luật tục truyền thống được áp dụng linh hoạt và hiệu quả tại 8 bản người Lào Loum, Khơ Mú, H’mông và Lư vùng đầu nguồn Kuangsi thuộc ba huyện Luang Prabang, Xieng Nguen và Muong Nan.  
 
Lần đầu tiên, ranh giới làng bản truyền thống và 154 vùng qui hoạch văn hóa-sinh kế-sinh thái với tổng diện tích 19.661,4 ha của 8 cộng đồng được xác định, đo đạc và công nhận bởi chính quyền địa phương thông qua bộ bản đồ giao đất và qui hoạch. Trong đó, 40 vùng tâm linh-nơi các cộng đồng hàng năm tổ chức các nghi lễ tín ngưỡng cúng các vị Thần Thiên nhiên (‘Phi Ho’, ‘Tong Xenh’) được xác định là vùng lõi của qui hoạch phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội và sinh thái khu vực đầu nguồn Kuangsi. Đồng quản trị các dạng TNTN cũng đã được các cộng đồng và chính quyền xây dựng thông qua việc lồng ghép giữa luật tục và luật pháp. Các cộng đồng cũng đã tự xác định được định hướng để ổn định, cải thiện và nâng cao đời sống của mình thông qua việc lồng ghép giữa canh tác nương rẫy với bảo tồn và làm giàu các sản phẩm phi gỗ trên những mảnh đất và cánh rừng đã được giao. Theo đó, hàng trăm ngàn cây sa nhân, hàng trăm tổ ong tự nhiên và các vườn rau đa dạng giống bản địa đã và đang được các gia đình đầu tư và bước đầu đã cho kết quả khả quan.
 
Những thành quả của Chương trình CHESH Lào trong 20 năm qua, cụ thể giai đoạn 2016-2018 đã được chính quyền tỉnh đánh giá cao. Ông Xay Nha Phăn-Giám đốc PAFO cho rằng phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng của CHESH Lào, theo đó, tất cả các hoạt động được dân bàn, quyết định và triển khai đã đã đem lại những hiệu quả thực sự trên thực tế. Ví dụ nhự gần 10.000 ha đất rừng vùng Phousung đã và đang được cộng đồng người H’mông quản lý, bảo vệ rất tốt, trong khi đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt thông qua nghề trồng rau truyền thống.
 
Theo ông Chơ Xy Zang - một Già làng của bản Lóng Lăn chia sẻ: CHESH Lào hỗ trợ bản Lóng Lăn giao đất giao rừng và qui hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 1999-2005. Cho đến nay, rừng của Lóng Lăn được cộng đồng bảo vệ rất tốt. Nhiều diện tích đồng cỏ chăn thả bây giờ đã trở thành rừng, nhiều động vật hoang dã như hoẵng, hươu, khỉ đã bắt đầu quay trở lại.

Để phát huy những kết quả đã đạt được cũng như đáp ứng các nhu cầu thực tế trong những năm tới, PAFO và CHESH Việt Nam đã kí một văn bản hợp tác văn hóa và phát triển cộng đồng giai đoạn 2019-2023. Mục tiêu của hợp tác nhằm góp phần nâng cao năng lực và cải thiện đời sống của người dân tại một số cộng đồng thuộc tỉnh Luang Prabang thông qua áp dụng mô hình canh tác nông nghiệp sinh thái và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên.
 
20 năm, một chặng đường chưa phải là dài của CHESH Lào trong chiến lược nghiên cứu, hỗ trợ phát triển các cộng đồng tại Luang Prabang, nhưng đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân và cán bộ chính quyền địa phương. Như ông Za Zi Zang - Trưởng bản Lóng Lăn đã phát biểu: “Dự án CHESH Lào không cho chúng tôi tiền nhưng đã giúp cho cho chúng tôi có được các cơ hội để tự quyết và tự phát triển.”
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
HEPA-Đồng quản trị hệ Sinh thái rừng Sông Ngàn Phố
Ánh Sáng Của Nghị Định 80 Theo Góc Nhìn Của Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Chính Sách Xã Hội
Tham vấn Chuyên gia Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) tại Hội đồng Dân tộc Quốc Hội. 18.08.2022
Tổng hợp 17 Điều do Liên minh LISO tư vấn góp ý kiến đã được chấp nhận trong Luật Lâm Nghiệp số 16/2017/QH14
Bản đồ điện tử chủ quyền sinh kế của bản Thapene tại Luang Prabang, CHDCND Lào
Bản đồ Chủ quyền Sinh kế của các cộng đồng dân tộc thiểu số hỗ trợ bởi Viện SPERI
Lễ bàn giao GCN quyền sử dụng đất rừng cho cộng đồng dân tộc Rơ Ngao làng Đăk Wơk, Đăk Yo và Kơ Tu xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
Hội nghị triển khai mở rộng phương pháp GĐGR dựa vào luật tục và cộng đồng tại xã Phìn Ngan, tỉnh Lào Cai
Si Ma Cai - Lào Cai: Minh bạch đối với Quyền đất rừng quyết định sự bình đẳng trong Dịch vụ Môi trường Rừng
Sau 30 năm rừng và đất lâm nghiệp xã Đồng Thắng đã có chủ!

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved