-
Bối cảnh:
Trong xu thế chạy đua công nghiệp và công nghệ dẫn tới phát thải CO2 chạm ngưỡng báo động toàn cầu (
416 PPM[1] tương đương 1.2 độ) mà bên bị thương tổn và ảnh hưởng nhiều nhất là các nước đang phát triển, việc tái nhìn nhận khái niệm phát triển bền vững và chiến lược phát triển kinh tế mà ở đó hệ sinh thái – ngôi nhà chung của nhân loại - cần được đặt ở vị trí trung tâm là điều cấp thiết. Trong công cuộc tái nhìn nhận ấy, các chủ thể trong xã hội: chủ rừng
[2] (xét về mặt hành chính), chính quyền
[3], doanh nhân
[4] và sứ mệnh truyền thông giáo dục môi trường
[5] nên nhận thức về một chiến lược mang trọng trách nghĩa vụ tối cần thiết hợp tác và cam kết đồng hành dài hạn vì những hệ sinh thái đầu nguồn có chức năng phòng hộ xung yếu đang kêu cứu do nhân loại gây ra những tổn thương hàng thế kỷ, mà hậu quả là nồng độ phát thải khí CO2 đang tăng đến mức báo động khẩn cho Trái đất và cho chính hơi thở của gần 8 tỉ người trên toàn hành tinh.
-
Mục tiêu:
1. Có được một cam kết Đồng Quản trị giữa 4 chủ thể dài hạn, bền, bình đẳng và minh bạch trong chiến lược hoàn phục và giàu hóa hệ sinh thái rừng đầu nguồn sông Ngàn phố bằng tập đoàn cây rừng bản địa
[6]: 1) Lim Xanh, 2) Dổi Xanh; 3) Táu; 4) Trám Trắng; 5) De Hương; 6) Vàng Tâm; 7) Trâm đỏ; 8) Dẻ Nếp; 9) Rành rành – thí điểm tại “HEPA”
[7] với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 30 ha. Tọa độ định vị/Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số 2030/ 5/6/2002, Quyết định công nhận “Luận chứng quản lý rừng bền vững”/2020-2030 do UBND tỉnh Hà tĩnh công nhận và Luận chứng “Bảo tồn và phát triển bền vững cơ thể Hệ Sinh Thái Rừng-Rẫy-Ruộng lưu vực Đầu nguồn Sông Ngàn phố” 2002-2052!
2. Trên căn cứ điểm 1, có được một luận chứng “Đồng Quản trị Hệ Sinh thái Đầu nguồn sông Ngàn phố” giữa 4 chủ thể thông qua công cụ SMART
[8]/cây/HST
[9], cấp ID/cây + cập nhật cảnh báo các biến động/ID/cây/1ha. (Thí điểm 30 ha/quy trình thí điểm đồng quản trị) từ xử lý, gieo ươm, trồng, khai sinh, chăm sóc, theo dõi, đo tăng trưởng sinh khối, năng lượng tích lũy Carbon, khả năng hấp phụ CO2, khả năng tiết nước ngầm/1ha/30ha; theo đó, hình thành cơ sở đồng quản trị trên một webGIS/ 4 chủ thể đồng trách nhiệm giám sát và theo dõi sự lớn lên và năng lực ứng phó của CÂY/1ha/30ha!
3. Có được một bộ định chế đồng quản trị cho 4 chủ thể/ID Cây/30 ha ( 2024- 2025) bằng một WebGIS cập nhật, giám sát, cảnh báo và ứng phó, theo đó, rút bài học về cơ chế đồng quản trị, trước khi nhân rộng trên 7,500 ha/3200 chủ rừng vùng lán giềng HEPA (2026-2030). Xa hơn là tạo được một mạng lưới chủ rừng
[10] trên toàn bộ lưu vực đầu nguồn thuộc các Tỉnh do HEPA và các tiền thân của HEPA giao đất, giao rừng từ năm 2000 tới nay (Lao cai, Sơn la, Nghệ an, Hà tĩnh, Quảng bình, Kon tum, Các tỉnh Bắc Lào/140.000 ha rừng tự nhiên được quản trị bởi các bản làng dân tộc thiểu số/100.000 ha Rừng Cộng đồng/đất Lâm nghiệ)!