SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
  TRANG CHỦ  Chủ Quyền Sinh Kế
Đối tác
Tập quán bảo vệ rừng cộng đồng tại Bắc Hà
19/02/2011
 
 
Tính cộng đồng trong bảo vệ rừng ở Bắc Hà, Lào Cai đã có từ lâu, hình thành nên những tập quán tốt đẹp như tổ chức hội ăn thề bảo vệ rừng hằng năm, xây dựng quy ước, hương ước về quản lý các khu rừng… góp phần quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo tồn đa dạng sinh học của vùng cao.
 
Toàn huyện hiện có 88 thôn/20 xã có rừng do cộng đồng thôn bản bảo vệ với tổng diện tích 86,25ha. Diện tích được bảo vệ là rừng tự nhiên và có vị trí gần với thôn bản. Trước đây, trên địa bàn có khá nhiều phương thức quản lý rừng cộng đồng, tuy nhiên, trong vài thập niên gần đây, các phương thức quản lý đó đã thay đổi hoặc mất đi. Các khu rừng cộng đồng hiện chủ yếu là rừng do cộng đồng dân cư thôn bản tự quản lý, bảo vệ nối tiếp nhau qua nhiều đời.
 
Các khu rừng cộng đồng ở một số địa phương như rừng cấm của cộng đồng dân tộc H’Mông, thôn Ngài Ma, xã Thải Giàng Phố; Rừng cấm của cộng đồng dân tộc Tày, thôn Sảng Mào Phố, xã Tả Củ Tỷ... Nhiều dân tộc sinh sống gần nhau, cùng chung khu vực đất đai, nguồn nước và khu rừng bảo vệ như rừng của cộng đồng dân tộc Dao và La Chí ở thôn Nậm Khánh, xã Nậm Khánh; Rừng cấm của cộng đồng dân tộc H’Mông và Nùng ở thôn Nậm Mòn, xã Nậm Mòn...Việc tổ chức bảo vệ rừng xuất phát từ niềm tin, tín ngưỡng của người dân - giúp người dân bảo vệ sức khoẻ, mùa màng tươi tốt, gia súc không bị bệnh.
 
Xuất phát từ những niềm tin, tín ngưỡng như trên, hằng năm cộng đồng  các dân tộc trên địa bàn đều tổ chức lễ hội. Điều đặc biệt là các lễ hội này còn được xem như một cuộc họp tổng kết hằng năm của thôn bản. Tất cả những việc liên quan đến thôn (kể cả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng) đều được trao đổi và thống nhất. Các quy định về quản lý, bảo vệ rừng được người dân trong cộng đồng tuân thủ nghiêm ngặt. Những khu rừng cộng đồng và những diện tích rừng khác giao cho cộng đồng quản lý hầu như không bị xâm hại nên rừng ngày càng phát triển.
 
Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc ở Bắc Hà còn có truyền thống gắn bó lâu dài đối với rừng vì rừng đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nếu phát huy tốt vai trò của họ sẽ tạo thêm sức mạnh đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Đồng thời, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Ngoài ra, việc tổ chức bảo vệ rừng còn giúp tăng cường mối quan hệ giữa người dân trong thôn bản. Vì vậy, phát huy những nét đẹp trong phong tục tập quán, truyền thống của đồng bào các dân tộc sẽ giúp cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên vùng cao Bắc Hà thuận lợi hơn, hoàn thành mục tiêu phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng lên trên 50% vào năm 2010.

Nguyễn Ngọc Thủy
Nguồn: (Báo Đại biểu Nhân dân)
In bài viết Bookmark and Share Quay lại

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved