SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE
  TRANG CHỦ   Luật tục  Bài viết
Chủ Quyền Sinh Kế
Tổng quan
Đồng quản trị
Luật tục
Tín ngưỡng
Đối tác
Luật tục bảo vệ TNTN của người Thái xã Hạnh Dịch, Nghệ An
03/09/2009
 
 

Các dân tộc nói chung, người Thái xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An nói riêng đã sinh sống, thích nghi hài hòa với thiên nhiên qua nhiều thế hệ. Từ đó, họ đã hình thành nên những nét độc đáo riêng về phong tục, tập quán, chuẩn mực hành vi ứng xử giữa các thành viên trong cộng đồng và giữa con người và thiên nhiên.

 Các tóm tắt sau đây chính là quan niệm giá trị và phong tục tập quán của người Thái xã Hạnh Dịch.

  • Có Phạ, có Bổn, có Thẻn, dưới là Mường Đỉn, Mường piêng.
  • Pò Bốn trên trời.
  • Pò Thẻn: các dòng họ có người chết là đưa lên trời, có thày mo đưa linh hồn lên tổ tiên trên Thẻn. Tương tự như dưới đất, mỗi dòng họ có Thẻn riêng. Ở dưới đất cũng liên quan đến Thẻn, như cầu an thêm tuổi thọ, giải hạn.
  • Phải có rừng thiêng. Chỗ nào có ma quỷ, thần thì quy định trước, như đất nghĩa địa.
  • Đầu năm làm việc bản, nếu làm ăn không phát đạt thì chuyển bản khác, phải xác định cây nào to nhất thì phát dọn quanh cây to, lấy miếng trầu nói với chủ rừng: chúng tôi có các dòng họ, xin làng bản làm cái đền lên cúng. Có 2 con gà, 1 vò rượu, 1 nắm cơm mời ông mo cúng. Mỗi dòng họ lấy 1 chiếc áo, buộc vào cọc cây to đó, gọi là Lắc Xưa (Pù Xưa).
  • Ông Pù Xưa phù hộ cho làm ăn phát đạt, không đau ốm thì cuối năm phải cúng 2 con gà.
  • Quy định nơi nào sản xuất, chăn nuôi, rừng thiêng thì phải có.
  • Chọn phát nương rẫy thì phải làm nêu, hay có tổ ong, tổ chim cũng làm nêu để nhận. Nêu có giá trị, nếu người nào thấy nêu mà tự tiện phạm vào là phải phạt
  • Đốt lửa trỉa phải có 1 con gà, đất của ông chủ thì phải cúng một lần cho ông thần phù hộ cho mùa màng xanh tốt.
  • Chuẩn bị thu hoạch lúa chín thì cúng 1 lần cảm ơn, lấy 3 bó lúa trả cho ông chủ đất
  • Pùng Thì Pú: hỉnh núi có cây đa to, ai đụng vào là bị phạt, Nếu lấy rùi, đóng chặt thử hôm trước, sáng mai rùi rơi ra là không được chặt, nếu không là thần phạt.
  • Ê việc bản: Mỗi năm cúng 1 lần, có khi cúng cả trâu. Tập trung vào, có trống chiêng, ăn chơi cả mường. Thần mường, lắc xưa, đền chùa phù hộ cho ta làm ăn phát đạt

  • Xớ Châu vắng: bậc nào có sau thì phải cúng, người trẻ, người già không có bè bơi sang thì không bị va chạm gì.
  • Xớ Châu vắng: thần nước phù hộ cho ta nắng không mưa nhưng suối đừng cạn
  • Phái phì hạng mạy: thuốc nam có gia truyền, rừng từ ông cha cho ta, có ma thần, ma tổ tiên, khi lấy cây thuốc thì có miếng cau, trầu bỏ vào cây thuốc ta định lấy, nói ông này ông kia mắc bệnh, xin thuốc, nếu khỏi thì gia đình cảm ơn. Có thể cho con gà, chai rượu hoặc tiền. Sau này tôi chữa được cho người khác khỏi như ông ni.
  • Cúng tổ tiên thì ai cũng thế, cuối năm là cúng.
  • Lắc Xưa: phục vụ quản lý trong một bản, hoặc thôn mấy bản. Ông Lắc Xưa có quyền quản lý sinh mệnh, sự sống chết của dân trong vùng đó. Muốn đưa linh hồn người chết lên trời cũng phải qua Lắc Xưa. Muốn giải hạn cũng có gà có bữa cơm lên trên trời cũng qua ông Lắc Xưa chứng giám. Ông quản lý sổ sách sống chết của dân ở vùng. Nên hàng năm phải có cúng cho ông. Có rừng thiêng thì ông Lắc Xưa có quyền nói, quyền nói cả với ông chủ vực sâu. Ông bảo vệ cả hồn vía của chúng ta đừng cho ra ngoài, đừng cho ốm đau.
  • Dưới đất, sau ông Lắc Xưa có Chẩu đỉn. Mỗi vùng có một Chẩu đỉn. Giữa trời xuống đất có ông Thẻn Đỉn quản lý phía trên. Phân công mỗi vùng có một ông Chẩu đỉn quản lý. Thần núi có Chẩu đỉn của núi. Phát nương làm rẫy phải cúng Chẩu Đỉn. Muốn làm rẫy không cho thú phá hoại cũng phải cúng. Lấy thuốc nam cũng liên quan ông Châu Đỉn quản lý. Làm nhà cũng phải qua ông Chẩu Đỉn, có bữa cơm động thổ để khỏi có cái lỗ ở đó, làm ăn phát đạt.
  • Phỉ hạng mạy liên quan đến cúng Chẩu đỉn, muốn lấy thuốc ở đâu cũng phải xin. Kêu gọi linh hồn người thày trước đây, liên quan đến cây thuốc.
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Bản đồ Chủ quyền sinh kế của người Khơ Mú và Lào Lùm, bản Khokmanh, tỉnh Luang Prabang, Lào
Kết quả hội thảo phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng DTTS trong quản trị và phát triển rừng ở Kon Tum
Thăm quan chia sẻ kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng của người H’re, Gia Rai và Rơ Ngao huyện Sa Thầy và Kon Plông, tỉnh Kon Tum
Quế Phong - Nghệ An: Khẳng định chủ quyền đất và rừng của cộng đồng người Thái xã Hạnh Dịch
Tập quán bảo vệ rừng cộng đồng tại Bắc Hà
Rừng cộng đồng của các tộc người tại Lào Cai
Quản trị cộng đồng truyền thống dựa vào luật tục ‘Nò Sòng’ của người Hmông vùng ‘Phu Sủng’
Qui chế bảo tồn và phát triển rừng bảo tồn thuốc nam

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved