SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
  TRANG CHỦ  BÀI VIẾT
LÝ THUYẾT
Sinh thái Nhân văn Sinh học
Nhân học và Sinh kế
LIÊN MINH CHỦ QUYỀN SINH KẾ
Đối tác
  Chi tiết bài viết  
Tình hình kinh tế sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế nông hộ theo hướng thiết kế, canh tác hệ thống nông nghiệp sinh thái xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Ngày xuất bản: 4/2009
Số trang: 37
Nhà xuất bản:
Từ khóa: Nông nghiệp sinh thái, canh tác sinh thái, đa dạng sinh học, kinh tế tự chủ, qui hoạch hệ thống, tri thức địa phương
Tải xuống:
Tóm tắt:
Hậu quả của quá trình lạm dụng tài nguyên thiên nhiên và thiếu chủ ý đến tương tác biện chứng giữa thiên nhiên và con người trong các vùng trung du, miền núi[1] đang là nguy cơ hoang mạc hoá đất đai, xói mòn các giá trị xã hội truyền thống và tính đa dạng sinh học mà thiên nhiên đã ban tặng cho muôn loài. Chiến lược chạy đua năng suất trong nông nghiệp cùng với ưu tiên trong công nghiệp hoá đã và đang là những bài toán chưa có đáp số cho tương lai. Hàng triệu nam, nữ thanh niên trong các hộ gia đình ở các vùng núi rừng, đồng bằng đang phải vật lộn với không chỉ việc làm, kế sinh nhai mà là sự sống còn về nhân cách, tâm lý, về ý chí tộc người và cả vị thế xã hội trong hội nhập. Những nỗ lực của TEW/CHESH/CIRD[2], tiền thân của Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI), với các vệ tinh phát triển của mình tại các vùng rừng đã và đang thử nghiệm chiến lược phát triển kinh tế sinh thái nông hộ theo hướng “thương mại sinh thái”. Mục tiêu trong kế hoạch năm năm tới, có được đội ngũ nhà nông sinh thái trẻ thuộc các dân tộc thiểu số, khu vực Đông Nam Á yêu thích nghề nông, đủ tự tin và bản lĩnh trở thành những nông dân nồng cốt trong mạng lưới nhà nông sinh thái chuyên nghiệp thông qua chương trình  “đào tạo thực hành hệ thống trang trại nông nghiệp sinh thái”. Hy vọng đây là một hành động nhỏ, đóng góp kịp thời các giải pháp giảm bớt nguy cơ nóng lên của trái đất và bất an của sự sinh tồn mà vạn vật đang đối mặt.

Sau nhiều cuộc tọa đàm đã được tổ chức tại nhiều các vùng khác nhau, với sự tham gia nhiều nông dân nòng cốt (NDNC) nhằm định hướng phát triển mạng lưới NDNC theo hướng “thương mại sinh thái”. Trong đó, vai trò kinh tế nông hộ theo hướng canh tác nông nghiệp sinh thái bền vững hết sức quan trọng vá có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội, môi trường trong qui hoạch và sử dụng bền vững tài nguyên. Nhiều mô hình đã và đang qui hoạch, sử dụng tài nguyên truyền thống đang được hình thành và phát triển phù hợp, hài hòa điều kiện sinh thái vùng. Tuy đóng góp kinh tế của mô hình trong tổng thu nhập tại các địa phương là không đáng kể nhưng có giá trị về mặt xã hội, môi trường rất lớn vào việc duy trì bền vững tài nguyên.

Khảo sát, thu thập, tổng hợp và đánh giá kết quả tình hình kinh tế sản xuất - xây dựng mô hình theo hướng canh tác sinh thái bền vững là nhiệm vụ hết sức cần thiết của cả chủ mô hình và Viện SPERI. Trên cơ sở điều tra, phỏng vấn, kết qủa sản xuất cần đánh giá, phân tích để xác định bức tranh tổng thể về hiện trạng sản xuất và sử dụng các nguồn lực tại mô hình theo hướng thương mại sinh thái là đủ tự cung tự cấp, dư thừa để trao đổi hay thiếu trong điều kiện kinh tế hội nhập? Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, bác Hoàng Văn Phước cùng với cán bộ Viện SPERI tham gia: “đánh giá tình hình sản xuất- xây dựng mô hình kinh tế nông hộ theo hướng nông nghiệp sinh thái tại mô hình nhà ông Hoàng Văn Phước, xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”.


[1] Nơi có khoảng 1 triệu hộ gia đình sinh cơ, lập nghiệp.
[2] TEW - Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Phát triển Năng lực Phụ nữ Dân tộc Thiểu số; CIRD - Trung tâm Nghiên cứu Kiến thức Bản địa và Phát triển; CHESH - Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Vùng cao
In bài viết   Tải về   Bookmark and Share   Quay lại
 

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved