Từ những thửa ban đầu, phương pháp tiếp cận phát triển của Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI) đã được hình thành trên cơ sở trân trọng sâu sắc cách thức tiếp cận nhân học. Hoạt động trong các lĩnh vực như quyền sử dụng đất, phát triển cộng đồng và luật tục, Viện SPERI luôn ý thức và ứng xử với cộng đồng các tộc người thiểu số và bản địa như những chuyên gia mà SPERI và các cán bộ phải thực sự học tập từ họ.
Các cán bộ của Viện SPERI trước khi chính thức làm việc và cống hiến cho SPERI, đã bỏ thời gian để sinh sống nhiều tháng với cộng đồng các cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa để học về ngôn ngữ của họ, hiểu hơn về văn hóa của họ, và các giá trị tín ngưỡng. Thông qua nhận diện sự tương tác giữa các hệ giá trị, luật tục và các hành vi ứng xử hàng ngày, SPERI hiểu hơn về hệ thống canh tác nông nghiệp của cộng đồng - đó chính là ‘Canh tác Sinh thái’. Canh tác Sinh thái là một hệ thống nông nghiệp mà khác với canh tác ‘hữu cơ’ hoặc canh tác‘bền vững’. Canh tác Sinh thái là phương thức canh tác mà chú trọng cả những đặc tính đạo đức và tín ngưỡng được vận hành bởi duy thức nền tảng ‘Nuôi dưỡng thiên nhiên’ .
Những điều thấu hiểu đầy tính nhân học về mối quan hệ giữa các giá trị truyền thống và quản trị tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng cũng đóng vai trò đường hướng các công việc hiện nay của SPERI trong việc thúc đẩy và phát triển Thiết chế quản trị TNTN của cộng đồng dựa vào Luật tục. Quản trị tài nguyên dựa vào Luật tục là phương thức phân quyền trong quản lý tài nguyên trong đó những giá trị luật tục truyền thống, tri thức bản địa và quyền sở hữu dựa vào dòng họ được nhận diện. Quản trị tài nguyên dựa vào Luật tục hiện cũng đang phát huy được nhiều cơ chế sáng tạo của cộng đồng trong giải quyết xung đột. Chính Luật tục có vai trò hòa giải các khúc mắc, mâu thuẫn về sử dụng và quản trị tài nguyên một cách tự nguyện, hiệu quả, và đầy tính nhân văn. Vai trò của những người lãnh đạo truyền thống đầy truyền cảm sẽ khiến các công việc trong cộng đồng được giải quyết khác hẳn với hệ thống phạt và trừng phạt bởi Luật pháp Nhà nước bất tự nguyện.
Gần đây, SPERI thúc đẩy chương trình nghiên cứu phát huy sự tham gia của nhiều bên vào chuyên đề Thực vật học Dân tộc. Nghiên cứu này nhằm ghi chép lại những giá trị sử dụng của các cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa về nguồn thuốc nam bản địa, phục vụ cho ăn uống, chữa bệnh và bảo vệ đa dạng sinh học. Tất cả các hoạt động của SPERI– từ quyền đất đai của người bản địa, niềm tin tín ngưỡng, luật tục, bản sắc bản địa, dân chủ cơ sở, tri thức bản địa và phương pháp phát triển và nghiên cứu từ dưới lên – đều thực sự phản ánh phương pháp luận tiếp cận nhân học và có ý nghĩa to lớn đóng góp cho nền lý thuyết nhân học đương thời.