SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL MEKONG DMP
  TRANG CHỦ   Câu chuyện  Bài viết
Đối tác
Những Giọt nước cuối cùng bị nhiễm chì tại Simacai
19/01/2011
 
Theo Theo các công trình nghiên cứu, ô nhiễm chì là một trong những thảm họa môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người, đặc biệt là quá trình phát triển trí não của trẻ nhỏ. Khi ăn hoặc uống nước nhiễm chì, phân tử chì sẽ được tích tụ trong xương, máu và tế bào và sau đó ảnh hưởng trực tiếp tới gan, thận và hệ thống thần kinh và quá trình sản xuất máu trong cơ thể, khả năng sinh sản của phụ nữ, đặc biệt là căn bệnh ung thư. Nếu trong cơ thể trẻ nhỏ có lượng chì khoảng 10 ugm/dl thì có thể dẫn đến việc phá hủy chức năng não. Ấy thề mà, người dân thôn Sín Chải, xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã gần mười năm nay phải chịu cảnh sống chung với nguồn nước nhiễm bã chì trong sự im lặng.
 
Thôn Sín Chải và Na Pa, xã Bản Mế nằm cách trung tâm huyện Simacai, tỉnh Lảo Cai khoảng 15km theo trên con đường rải đá nham nhở sau mùa mưa của miền Tây Bắc. Sín Chải là bản của 400 nhân khẩu thuộc 48 hộ gia đình người Nùng sinh sống qua nhiều thế hệ. Cũng giống như một số nhóm dân tộc khác như H’mông, Tày, Thù Lao trong vùng, cuộc sống của những gia đình này chủ yếu phụ thuộc vào canh tác lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang leo dài dọc theo chiều cao uốn lượn của những đỉnh núi. Thiếu nước sạch cho sinh hoạt và canh tác là một trong những vấn đề nan dải của các cư dân nơi đây do rừng bị mất, đất đai sói mòn. Đặc biệt, gần 10 năm lại đây, người dân thôn Sín Chải và Na Pa còn phải chịu cảnh sống chung với nguồn nước ô nhiễm chất thải chì do Xường chế biến khoáng sản đóng ngay trên vùng đầu nguồn. Kéo theo là một số bệnh lạ xuất hiện khiến  người dân trong vùng hoang mang.
 
Xưởng Chế biến Khoảng sản đóng tại thôn Sín Chải thuộc C.ty TNHH Gia Long của Việt Nam. Có một số người lại nói đây là Cty của Trung Quốc hợp tác với người Việt nam. Vì họ thấy C.ty có chuyên gia Trung Quốc đào tạo cho kỹ thuật viên người Việt nam. Sau đó họ rút về nước khi người Việt nam đã thành thạo nghề. Những công nhân trực tiếp tiếp xúc với công việc khai khoáng, chiết xuất chì chủ yếu là các thanh niên con em trong vùng. Trung bình, mỗi ngày xưởng chế biến có thể lọc được khoảng 15 tấn nguyên liệu quặng.
 
Người dân trong vùng được biết, được bàn việc quyết định xây dựng xưởng chế biến khoản sản? Tại sao Xưởng chế biến khoáng sản vẫn được vận hành? Theo ông Lèng Chuẩn Diu (68 tuổi) tại thôn Sín Chải, C.ty chỉ trao đổi với UBND xã để lấy ý kiến cho phép. Chỉ khi Cty bắt đầu qui hoạch xây dựng thì người dân trong thôn mới biết. Một số người dân trong thôn biết được tác hại của chì đối với sức khỏe con người và động vật đã phản ứng lại. Tuy nhiên, Cty và một số cán bộ xã nói đây là đất của Nhà nước nên sẽ được thu hổi lại giao cho Cty TNHH Gia Long để xây dựng xưởng chế biến khoáng sản. Con em trong vùng sẽ được tuyển vào làm công nhân.
 
Sự việc trở lên nghiêm trọng hơn khi một số cán bộ xã đã có hành vi đe dọa người dân và nói rằng: chúng tôi sẵn sàng mua sẵn quan tài tại UBND xã cho những ai cố ý cản trở việc xây dựng xưởng chế biến khoáng sản. Một số cán bộ khác thì lại nhẹ nhàng hơn khi khuyên giải bà con và nói là xưởng chế biến sẽ lắp đặt hệ thống xử lý chất thải nên sẽ không có vấn đề gì đối với sức khỏe của bà con.
 
Nguồn nước sinh hoạt của thôn Sín Chải bị ảnh hưởng chất thải từ xường chế biến như thế nào? Trước đây và hầu hết người dân hiện giời vẫn sống nhờ vào một nguồn nước duy nhất nằm ở đầu thôn có tên ‘Pủng Lac’. Và đây cũng chính là phần cuối - nơi xả ra chất bã chì của xường chế biến khoáng sản. Vì vậy, khi mưa đến bã chì đã lấp đầy bể chứa nước đầu nguồn.
 
Mặc dù Xưởng chế biến khoáng sản nằm khuất trong một thung lũng nhỏ, đầu nguồn nước của thôn Sín Chải, nhưng khi nhìn từ xa vẫn không thể dấu được sự lấn chiếm nham nhở của nó đối với những hệ sinh thái đồng ruộng bậc thang của bà con nơi đây. Khi tiếp cận dần xưởng, chúng ta có thể thấy được rõ hơn các phân khu chức năng của nó. Phần cao nhất là hầm để một vài công nhân cả ngày ở dưới đó tiếp xúc với hóa chất để làm công tác lọc chì. Tất nhiên, các công nhân đó được trang bị bảo hộ lao động nhằm tránh sự ảnh hưởng của chất nhiễm chì như găng tay, tất, quầo áo bảo hộ như những công nhân lao động bình thường! Phần thấp hơn là hệ thống các bể lọc bã chì được phơi giữa trời. Nếu chỉ vô tình đi qua thì cũng khó biết được đó là cái gì. Xong, nếu biết đó là xưởng lọc chì chắc chắn bất cứ ai trong chúng ta đều thấy sự nguy hiểm do sự thiếu trách nhiệm của xưởng chế biến. Không có rào bảo vệ, không có hệ thống xử lý nhiễm, đặc biệt, phần phía Đông của nhà máy là bể chứa bã chì cuối cùng - nơi tiếp giáp với nguồn nước ăn của bà con thôn Sín Chải không được xây kè chắn, mà chỉ đắp bằng đất và đá. Vì vậy, bã trì khi đầy lên bị tràn ra ngoài, trôi qua các khe đá, và tràn qua đường khi có mưa đến và cuối cùng là đổ vào nguồn nước ‘Pủng Lac’ dẫn đến bể chứa nước sinh hoạt của 400 con người thôn Sín Chải.
 
Đối với thôn Na Pa, cách Sín Chải khoảng một tiếng đồng hồ đi bộ cũng ảnh hưởng bởi chất thải từ xưởng chế biến. Lợi dụng các lỗ hổng do quá trình Caster tạo thành, xưởng chế biến đã làm một hệ thống đường dẫn chất thải cho chảy vào đó để thải vào những ruộng bậc thang của bản Na Pa. Người dân trong bản cũng đã kêu lên UBND xã nhiều lần. Tuy nhiên, họ chỉ được đáp lại bằng sự im lặng hoặc trả lời vòng quanh. Vì vậy, dân bản Na Pa đã lên phá cống ở trên khu chứa chất thải của xường chế biến. Hiện tại, toàn bộ chất thải bã chỉ chảy tràn xuống nguồn nước ‘Pung Lac’ của thôn Sin Chải.
 
Vậy, người dân thôn Sín Chải sẽ sử dụng nước ở đâu? Thực tế, tất cả các hộ gia đinh trong thôn chỉ trông chờ vào duy nhất vào nguồn nước ‘ Pủng Lac’. Một thực tế là vào mùa mưa thì nước nhiều, ngược lại mùa khô thì nước rất khan hiếm. Thói quen uống nước lã khi đi làm ruộng, nương đặc biệt là trẻ em đi chăn trâu là một thực trạng. Trong thôn bản chỉ có 2 hộ gia đình là sống trên vùng đầu nguồn. Tuy nhiên, hàng ngày họ phải hít các khói độc do quá trình xử lý hóa chất thoát ra từ xưởng chế biến. Do kêu nhiều nên hai gia đình đã được Nhà máy cho Tivi để xem. Hơn nữa,  nguồn nước ở ‘Pủng Lac’ tiếp tục làm ô nhiễm những cánh đồng lúa và ao hồ của bà con trong thôn. Người dân trong thôn cũng đã đề nghị nhiều lần đối với Nhà máy và chính quyền địa phương để có giải pháp kịp thời đối với nguồn nước ô nhiễm. Tuy nhiên, cho đến bây giờ họ vẫn chưa nhận được sự phản hồi. Người dân vẫn tiếp tục phải sống chung với các chất độc nhiễm xạ.
 
Người dân địa phương được hưởng lợi gì từ Xưởng chế biến khoáng sản? Thường thưởng Xưởng có khoảng 30 đến 40 công nhân làm việc. Công nhân làm việc tại xưởng chủ yếu là các thanh niên trong thôn có độ tuổi từ 16 đến 23. Do không có điều kiện học hành, sau vụ thu hoạch không biết làm gì nên phải đi làm thuê cho xưởng chế biến để có tiền nuôi gia đình. Khu vực pha chế thuốc khử chì thì được thực hiện bởi một phụ nữ dân tộc H’mông. Họ trả công là 40.000đ/ngày và một bữa cơm ăn trưa. Khi được hỏi, anh Thèn Văn Cường, 27 tuổi sống ở thôn Sín Chải, đã từng là công nhân cho Xưởng chế biến trả lời: ‘tôi đã đi làm cho nhà máy được 2 năm, nhưng không phải tháng nào cũng đi. Tháng đủ, tháng không đủ. Nếu làm ở tổ khai thác chì thì được nhận 44.000 đồng / ngày, nhưng phải chui xuống hầm sâu 30 m. Khi đi xuống hầm sâu như vậy thì phải đeo khẩu trang. Bây giờ thì tôi không dám đi làm nữa vì sợ hầm sụt. Đã có mấy lần hầm sập, nhưng công nhân thì không bị sao cả. Trước đây, Xưởng chế biến có thông báo với công nhân là phải đi kiểm tra sức khỏe, rửa ruột 3 tháng một lần. Nhưng Xưởng chưa bao giờ tổ chức để đưa công nhân đi khám sức khỏe”. Khi được hỏi tiếp là tại sao lại phải đi khám sức khỏe định kỳ, anh Cường trả lời: ‘tôi cũng chưa bao giờ đi khám cả. Mà cũng không biết tại sao lại phải đi khám sức khỏe và rửa ruột. Nếu mình đi thì lấy tiền đâu mà trả. Ăn cũng không đủ lấy đâu mà có tiền…từ ngày đi làm đến giờ mình cảm thấy sức khỏe có yếu hơn đi. Nhưng vì gia đình không có tiền nên mình phải liều thôi’.
 
Người dân trong thôn có biết tác hại của chì đối với sức khỏe? Một số ít là biết, còn đa số thì không. Những người biết thì chỉ biết kêu, để có nước sạch sinh hoạt. Nhưng muốn có nước sạch thì phải có tiền để bắc vòi phía trên nhà máy. Vì vậy, người dân trong thôn phải chấp nhận sống chung với sự đe dọa hàng ngày. Khi được phỏng vấn, bà Lèng Thị Nhung, 51 tuổi ở thôn Sín Chải trả lời như không có chuyện gì sảy ra: ‘ Gia đình mình không biết độc, vì từ đời cha ông đến giờ vẫn uống nguồn nước ở ‘Pủng Lac’. Gia đình không có điều kiện để lấy nước ở nguồn phía trên xưởng chế biến chì. Mà nếu nước độc thì mình đun sôi lên mà uống là hết. Chỉ sợ là mấy đứa trẻ con khi chăn trâu về hay lấy nước lã uống thôi. Gia đình cũng đã xin nhà nước có một cái bể nước sạch, nhưng không được. Vì vậy, gia đình phải đi gánh nước từ nguồn ‘Pủng Lac’ về ăn. Thấy vất vả quá, xã cũng cho gia đình đoạn ống dây để bắc nước từ nguồn ‘Pủng Lạc’ về chứa trong thùng phuy để dùng dần. Thậm chí, một số hộ gia đình đã đến Xưởng chế biến khoáng sản để xin bã chì về để đổ nền làm nhà. Thủ tục rất đơn giản đó là đến xin con dấu cho phép của UBND xã, đem đến Cty là có xe ô tô chở đến tận nơi. Nhà ông bí thư Lừu Cù Pao cũng đang sống trên nền đất được làm bằng bã chì của Xưởng chế biến.
 
Em Lèng Văn Sường, thôn Sín Chải tâm sự: ‘Đợt vừa rồi em đi tập huấn nuôi cá, em có hỏi giáo viên là nguồn nước nhà em bị nhiễm chât thải bã chì thì nuôi cá có ảnh hưởng gì không? Cô giáo nói, chì là một chất rất độc, khi vào cơ thể nó không thể đào thải ra ngoài hết được, mà nó sẽ tồn tại ở trong gan rất nguy hiểm. Khi đó người dân ai cũng nói, nếu như thế thì không nuôi được cá vì có nuôi được đi chăng nữa thì bán cũng chẳng ai mua. Thật là nguy hiểm vì trong thôn có 14 ao cá đều bị ô nhiễm bã chì.
 
Theo phản ánh của người dân, trong những năm vừa qua trong thôn có xuất hiện một số bệnh lạ. Ví dụ, năm 2007, có một người bị u ở tay. Năm 2008, em Thèn thị Nhung 15 tuổi, và Ngô Thị Hình 16 tuổi bị u ở chân và vai. Chị Lu Thị Dui khoảng 30 tuổi ở thôn Na Pá có 3 đứa con là một trong những công nhân trực tiếp pha hóa chất dưới buồng chiết xuất chì bị phát hiện có hiện tượng đọng nước trắng ở trong tim và phổi. Hiện tại chị phải nghỉ ở nhà đề điều trị bệnh. Trường hợp của ông Vùi Phà Nình, cũng từng là công nhân của Xưởng chế biên lại bị ngất xỉu thường xuyên mấy năm nay. Hàng xóm của ông kể lại là có lần ông đang ngồi thái thịt lợn ở nhà cũng bị ngất, giờ nhìn thấy ông ấy yếu yếu đi nhiều. Nhưng chớ trêu thay, ông tâm sự với chúng tôi là khi nào đi làm ở Xưởng chế biến khoáng sản được cái Tivi xem thì thôi không làm nữa. Ông Lèng Chuẩn Diu, vẫn giữ đôi mắt đăm chiêu nhìn xa xăm  nói: ‘nhân dân trong thôn rất lo ngại. Giờ thì chưa biết tác hại của chì. Nhưng sau này cũng không biết thế nào. Có thể sau này nó phạt bệnh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ trong thôn’. Đã đến lúc các cơ quan chức năng phải lên tiếng để giúp cho người dân hai thôn Sín Chải và Na Pa có được một cuộc sống an toàn vốn nó đã có trước khi Xưởng chế biến khoảng sản xuất hiện.
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Hệ thống cảnh báo
HTX Nông-Lâm nghiệp và Dịch vụ Sinh thái Cao Quảng
Cách giải quyết sự không thống nhất ranh giới bản giữa bản Tha Pene và Yang, Luang Prabang, Lào
Ký ức của những người con Mã Liềng về nơi cội nguồn Khe Núng
Từ nhận thức tới hành động đảm bảo quyền của cộng đồng Gia Rai đối với đất rừng
Mạng lưới Đất Rừng - Chiến lược vì phát triển hài hoà và tự chủ
(Lào) Kinh nghiệm từ một dự án giao đất và qui hoạch sử dụng tài nguyên tại Luang Prabang
(Lào Cai) Những cánh rừng trong sương
Như một làng trong rừng… - Nguyên Ngọc
Nguyên Ngọc: Đi xa để lại nghĩ về gần

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved