SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL MEKONG DMP
  TRANG CHỦ   Luật tục  Bài viết
Chủ Quyền Sinh Kế
Tổng quan
Đồng quản trị
Luật tục
Tín ngưỡng
Đối tác
Bản đồ Chủ quyền sinh kế của người Khơ Mú và Lào Lùm, bản Khokmanh, tỉnh Luang Prabang, Lào
06/12/2016
 
Vùng đầu nguồn thác Kuang Si có vị trí địa lý hết sức quan trọng không chỉ về mặt môi trường sinh thái, đầu nguồn nước mà là không gian văn hoá, sinh kế của hơn 5.000 người thuộc các nhóm dân tộc như Hmông, Khơ Mú, Lào Lùm, Lư… thuộc 7 bản huyện Luang Prabang, Xiêng Ngân và Mường Nan, tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào. Qua thời gian, các tộc người sinh sống trong vùng đầu nguồn này đã hình thành các qui định luật tục để quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các dạng tài nguyên đất và rừng, đặc biệt là những khu rừng, đất và nước tâm linh. Đây là những trung tâm không gian văn hoá và sinh kế của các tộc người để từ đó niềm tin tín ngưỡng thông qua các nghi lễ thờ phụng Thần thiên nhiên, chuẩn mực đạo đức, cấu trúc cộng đồng và hành vi ứng xử của người dân với rừng, đất, nước đã được hình thành và lưu truyền.


Trưởng bản Khok Manh trình bày Bản đồ cát các dạng tài nguyên thiên nhiên với sự tham gia của lãnh đạo tỉnh và huyện Luang Prabang (Ảnh: CHESH Lào - 2016)

Từ 2014 đến nay, chính quyền tỉnh và huyện Luang Prabang, Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Luang Prabang (PAFO), Phòng Nông Lâm nghiệp (DAFO) của huyện Xiêng Ngân, Luang Prabang và Mường Nan với sự tư vấn của Chương trình CHESH Lào / Viện SPERI đã phối kết hợp triển khai nghiên cứu và hỗ trợ quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững các dạng tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở tri thức bản địa và luật tục của các tộc người thuộc các bản Thapene, Yang, Khokmanh, Noong Khoai, Tu Ho và Long Lau May thuộc lưu vực đầu nguồn Kuang Si và lồng ghép với luật pháp của nhà nước.

Hỗ trợ các cộng đồng khẳng định chủ quyền sinh kế của mình thông qua chương trình xác định, bản đồ hóa và công nhận địa giới truyền thống bản, địa giới các phân khu sinh kế-văn hóa, qui hoạch sử dụng đất dựa vào tri thức địa phương và củng cố hệ thống quản trị các bản đối với các dạng tài nguyên thiên nhiên thông qua qui chế cộng đồng dựa vào luật tục và luật pháp. Chương trình này được hỗ trợ bởi tổ chức CCFD – Pháp. 

Bên cạnh bộ bản đồ giấy và qui chế cộng đồng trong quản lý đất rừng được công nhận bởi chính quyền và ban ngành địa phương, chương trình còn triển khai hệ thống bản đồ điện tử để giúp cho quyền đất rừng và quá trình quản trị tài nguyên trong giai đoạn hậu giao đất giao rừng được minh bạch và hiệu quả hơn. Xin mời tham khảo bộ bản đồ điện tử chủ quyền đất rừng cộng đồng của bản Khokmanh dưới đây.



* Tham khảo thêm bản đồ điện tử chủ quyền sinh kế bản Thapene tại tỉnh Luang Prabnag, nước CHDCND Lào.
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Kết quả hội thảo phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng DTTS trong quản trị và phát triển rừng ở Kon Tum
Thăm quan chia sẻ kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng của người H’re, Gia Rai và Rơ Ngao huyện Sa Thầy và Kon Plông, tỉnh Kon Tum
Quế Phong - Nghệ An: Khẳng định chủ quyền đất và rừng của cộng đồng người Thái xã Hạnh Dịch
Tập quán bảo vệ rừng cộng đồng tại Bắc Hà
Rừng cộng đồng của các tộc người tại Lào Cai
Quản trị cộng đồng truyền thống dựa vào luật tục ‘Nò Sòng’ của người Hmông vùng ‘Phu Sủng’
Luật tục bảo vệ TNTN của người Thái xã Hạnh Dịch, Nghệ An
Qui chế bảo tồn và phát triển rừng bảo tồn thuốc nam

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved