SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
  TRANG CHỦ   Đất rừng thiêng  Bài viết
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
Tổng quan
Vật linh giáo
Đất rừng thiêng
Lễ hội
Đối tác
Đất và rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số
01/02/2013
 

Miền núi nước ta chiếm ¾ diện tích cả nước, là vùng các dân tộc thiểu số của ta sinh sống, trước nói là nơi “đất rộng, người thưa”. Ngày nay thì khác, vẫn là miền núi, nhưng đất đã hẹp, người thêm đông, có cả dân tộc đa số cùng sinh sống. Ví dụ như ở Tây Nguyên, tổng diện tích đất tự nhiên vẫn là 54.659 km2, dân số năm 1975 có 1,1 triệu người, nhưng đến năm 2005 có 4,8 triệu người, trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ trên 1,2 triệu. Ở miền núi, đất ruộng rất ít, chủ yếu là đất rừng, đất đồi, nhiều núi đá. Thời trước, nơi thuận lợi thì ông cha ta đã khai phá. Ngày nay, nơi khó khăn mới còn lại, có đất thì không có nước, có nước thì không có đất; đất và rừng, nước đang cạn kiệt, không đáp ứng cuộc sống của đồng bào các dân tộc.

Thời chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và bọn tay sai, đồng bào các dân tộc đi theo Đảng và Bác Hồ, vì Đảng và Chính phủ ta đem lại cho họ độc lập, tự do, “người cày có ruộng”,… Thời đất nước đổi mới, vùng miền núi, đồng bào các dân tộc đã có nhiều đổi mới và tiến bộ so với trước. Song, vẫn là vùng còn nghèo khó, chưa phát huy được thế mạnh để khắc phục thế yếu, chưa thu hẹp được khoảng cách chênh lệch, phân hóa giàu - nghèo, có bất cập về đất và đất rừng với người dân tộc thiểu số.

Một số bất cập chủ yếu là, người dân tộc thiểu số thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất, là người có năng lực trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, nhưng lại không được giao đất rừng, đồng bào bất bình hỏi vì sao không có đất rừng để thoát nghèo?Một số cán bộ và công nhân các nông, lâm trường có nhiều đất và đất rừng, có nơi làm không hết đã lấy đất rừng bỏ hoang giao khoán cho người dân tộc làm theo kiểu phát canh, thu tô.

Do thiếu điều kiện sinh sống ổn định, một số đồng bào dân tộc thiểu số không “an cư, lập nghiệp”, đã và đang du canh, du cư, di cư tự do. Vì có nhiều bức xúc từ trong và ngoài nước, một số cán bộ và đồng bào các dân tộc có biểu hiện lòng dân chưa yên, đoàn kết chưa bền, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ biên giới quốc gia,…

Những bất cập đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng chủ yếu là do bất cập của luật pháp và trách nhiệm của người quản lý, một số quy định về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất và đất rừng, việc thu hồi và bồi thường đất của dân chưa hợp lòng dân,…

Vì thế, từ nay chúng ta cần hướng tới việc cấp bách là làm cho dân yên, dân tin, đoàn kết tốt. Nhân đây, tôi xin kiến nghị với Đảng và Nhà nước, các cấp và các ngành một số giải pháp như sau: 

Một là, về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất:

Hiện nay, đồng bào các dân tộc còn 326.909 hộ, trong đó có 32.975 hộ thiếu đất ở, 293.934 hộ thiếu đất sản xuất cần được hỗ trợ, nếu không sẽ thêm khó khăn. Chính phủ cần thực hiện tiếp chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân tộc còn thiếu đất trong giai đoạn 2013-2015.

Do nhiều nguyên nhân, như thu hồi đất và giải phóng lòng hồ để xây dựng các công trình, nạn phá rừng vẫn gia tăng,…nên quỹ đất và đất rừng ngày càng giảm đi; trong khi đó, hàng ngày người đẻ ra, con cháu lớn lên phải tách hộ, số hộ các dân tộc thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất sẽ tăng lên. Vậy, việc then chốt là phải tạo thêm quỹ đất để hỗ trợ bằng cách, như thu hồi đất cấp sai, đất sử dụng kém hiệu quả; vận động “dân giúp dân”, các hộ trong cộng đồng dân tộc có nhiều đất và rừng nhượng lại một phần diện tích cho các hộ còn thiếu đất; thực hiện tiếp việc thu hồi phần đất và đất rừng của các nông, lâm trường cần phải thu theo Quyết định số 146/2005/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, giao lại đất đai cho địa phương và cộng đồng quản lý, hỗ trợ các hộ dân tộc còn thiếu đất.

Chính phủ cần quy định rõ tiêu chí hộ thiếu đất ở, đất sản xuất cần hỗ trợ để dân ở nơi cư trú bình xét nhất trí, chính quyền địa phương xét duyệt đúng đối tượng được thụ hưởng. Dựa vào khả năng nguồn vốn và quỹ đất để định được mức hỗ trợ về tiền sát với giá thị trường, về đất ở và đất sản xuất là bao nhiêu, sẽ hỗ trợ được bao nhiêu hộ. Nếu quỹ đất đã hết thì số hộ còn lại sẽ phải hỗ trợ thế nào, chuyển đổi ngành nghề làm ăn ra sao cũng phải quy định rõ,… Điều quyết định là đồng bào các dân tộc phải có ý chí vươn lên, biết lo cho gia đình mình có nơi ở ổn định, có việc làm và có thu nhập, xóa được đói nghèo, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước.

Hai là, Nhà nước sớm có cuộc cách mạng với đất rừng

Nhân dân ta thường nói: rừng vàng, biển bạc… Năm 1968, Ban Bí thư Trung ương Đảng ta nhận định: “rừng nước ta có tác dụng lớn trong việc chống thiên tai, địch họa, ảnh hưởng đến vấn đề sống còn của dân tộc”. Một số dân tộc ở Tây Nguyên quan niệm: Đất là của Giàng (Trời) cho. Đất là bố mẹ đẻ ra. Mất đất là mất linh hồn, nghĩa là không còn dân tộc. Các dân tộc như Êđê, Glai, Mnông,… có lễ cúng đất rừng tháng 4 hàng năm.

Rất tiếc là, chúng ta chưa có nhận thức sâu sắc“đất và đất rừng gắn liền với đời sống con người; không có đất, có nước, có rừng, có cây, người ta không thể sống được”. Lâu nay, chúng ta nói đã nhiều và làm cũng nhiều về phát huy thế mạnh của rừng, nhưng đến nay rừng vẫn là thế yếu.Đã có báo cáo nói về thành tích trồng rừng mới, khoanh nuôi tái sinh rừng, khoán bảo vệ rừng, diện tích rừng tự nhiên tăng lên. Thực tế thì, trước năm 1945, nước ta có 14 triệu ha rừng chiếm 42% diện tích cả nước, năm 1975 còn 9,5 triệu ha chiếm 29%, đến nay chỉ còn khoảng 6,5 triệu ha chiếm 20%, (nhưng Báo cáo số 219/BC-CP ngày 5/9/2012 của Chính phủ thì đến năm 2009 tăng lên được 10,3 triệu ha). Mất đất, mất rừng,… đã gây nhiều tác động xấu đến môi trường sinh thái, đến tiêu cực trong xã hội, như quan tham nhũng cả đất và rừng, dân nghèo bức xúc đi khiếu kiện,…

Ngày nay, Nhà nước tiến hành quy hoạch, điều chỉnh – phân chia lại đất và đất rừng là việc làm cấp bách, hợp với lòng dân. Nếu cứ tách người dân tộc ra khỏi rừng thì họ sẽ tiếp tục đói nghèo, đất nước cũng sẽ không ổn định, phát triển, bảo vệ được. Cuộc cách mạng với đất rừng phải hướng tới việc bảo vệ, nuôi rừng, trồng rừng, trước hết là rừng đầu nguồn, là một nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa quan trọng lâu dài. Chúng ta phải tiến tới xây dựng cho được ở vùng miền núi một diện tích rừng che phủ tối thiểu từ 70 đến 85% đất đai, mới có thể phát huy đầy đủ tác dụng tốt của rừng về mọi mặt.

Chính phủ cần soát lại, sửa đổi, bổ sung quy hoạch đất rừng cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn,ổn định dài hạn cả 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất), phân chia hợp lý đất rừng với người dân tộc và người làm nghề rừng, có cơ chế, chính sách, biện pháp mạnh để phát triển rừng, bảo vệ rừng, phòng chống được nạn cháy rừng, khai thác rừng trái phép. Hình thành các vùng sản xuất lâm nghiệp hàng hóa tập trung, xây dựng các nhà máy chế biến với quy mô phù hợp, tạo ra thị trường tiêu thụ lâm sản,… Đó là yếu tố quyết định làm giàu từ rừng, “lấy rừng nuôi rừng”, bảo đảm cho phát triển lâm nghiệp bền vững.

Bảo vệ và xây dựng rừng đầu nguồn là một cuộc vận động có tính quần chúng rộng rãi. Đồng bào các dân tộc hãy thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ: “vì lợi ích 10 năm phải trồng cây”,… Đó là việc làm vừa cấp bách, vừa lâu dài, vừa lo cho mình, vừa lo cho cả nước. Điều quan trọng là, Chính phủ phải đẩy mạnh giao đất rừng cho đồng bào các dân tộc làm rừng, hỗ trợ cho đồng bào chuyển đổi nương rẫy sang trồng rừng, giảm sản xuất lương thực trên đất dốc để tăng diện tích trồng rừng và phát triển kinh tế rừng, để họ sống bằng nghề rừng mới xóa được đói nghèo; cần “khoán 10” với đất rừng cho đồng bào các dân tộc như với đất ruộng trước đây. Muốn bảo vệ rừng có hiệu quả, bên cạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, thực hiện nghiêm các chế tài xử phạt, còn phải chăm lo cuộc sống dân sinh, làm cho người dân tại chỗ được hưởng lợi ích từ rừng thì họ sẽ từ bỏ việc vô tình tiếp tay cho lâm tặc và tự giác cùng với kiểm lâm phát hiện, ngăn chặn các vụ vi phạm, tạo ra một lực lượng bảo vệ rừng chủ yếu tại chỗ, hiệu quả và bền vững. 

Ba là, về sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 2003

Muốn làm việc này phải chờ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Hoặc là để khớp nhau thì cùng một lúc sửa đổi, bổ sung cả Hiến pháp và Luật đất đai. Nếu không thì Quốc hội phải có Nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất, vì nó đã hết hạn, kéo dài cho đến khi có Luật đất đai mới; việc cần làm ngay là giải quyết dứt điểm những vụ khiếu nại đất đai tồn tại để yên lòng dân.áp và Luật đất đai. Nếu không thì Quốc hội phải có Nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất, vì nó đã hết hạn, kéo dàiu tại chỗ, hiệu quả và bền vững.ớc cũng sẽ k

Đất đai là vấn đề rất trọng yếu, phải được quy định trong Hiến pháp. Điều quan trọng là, Hiến pháp phải quy định rõ quyền của người dân, phải chấp nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng của dân về đất đai, về đất rừng. Luật đất đai cần quy định Nhà nước có chính sách bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc cư trú theo cộng đồng, nhất là dân tộc thiểu số ở vùng biên giới, vùng di dân tái định cư để xây dựng các công trình; việc thu hồi và bồi thường đất của dân. Áp dụng giao đất không thời hạn với loại đất trồng cây lâu năm, có thời hạn 50-70 năm với loại đất trồng cây hàng năm; miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc.

Để khắc phục tình trạng mua bán trái phép đất ở, đất sản xuất và lợi dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần quy định nghiêm cấm đầu cơ, bao chiếm đất trong vùng dân tộc, vùng biên giới; cần có quy định cụ thể việc sang nhượng đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp trong vùng dân tộc; diện tích được hưởng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất của Nhà nước không được mua, bán, chuyển đổi, tặng, cho trong thời gian 10 năm,…

Những vấn đề được đề cập trên chính là ý kiến, kiến nghị của đồng bào các dân tộc, kính mong Đảng và Nhà nước, các cấp và các ngành có trách nhiệm xem xét, giải quyết.

Lù văn Que

(Tham luận trong Hội thảo: Quản lý và sử dụng đất đai tại vùng dân tộc thiểu số miền núi tổ chức bời SPERI, CODE, CIRUM ngày 1 tháng 11 năm 2012)

 
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Rừng tâm linh cộng đồng và phương thức canh tác truyền thống bản Yàng, Luang Prabang, Lào
Lời cảm ơn từ “Rừng thiêng”: viết cho người Hà Nhì
Tín ngưỡng thờ “Thùy tỳ” của người Tày, Bắc Lãng
Đất và rừng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số
Những mối tương tác trong quan hệ giữa Đất và sự Sinh tồn

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved