Liên minh Chủ quyền Sinh kế giai đoạn 2013- 2025 là sự hợp nhất giữa Viện SPERI, Viện CODE, Viện CENDI và Trung tâm CIRUM trên một phương pháp luận tiếp cận có cải tổ nhằm tối ưu hóa các nỗ lực và thành quả trên cơ sở ba chiến lược trụ cột: 1) Đào tạo Nông nghiệp Sinh thái, 2) Xác lập Chủ quyền sinh kế, 3) Phụng dưỡng thiên nhiên với ước nguyện, tầm nhìn trong mọi hành vi là nuôi dưỡng dòng sông dân sự luôn phẳng lặng, hiền hòa và lắng động những phù sa giữa đôi bờ Nhà nước và tư nhân.
Triết lý ‘Sinh kế’ được Liên minh giải nghĩa hướng tới ‘Chủ quyền Sinh kế’ của các dân tộc thiểu số bản địa Lưu vực Mêkông. Tâm nguyện của các dân tộc thiểu số bản địa, Chủ quyền Sinh kế là kết quả của 5 quyền tồn sinh cơ bản - một triết nghĩa của đồng bào mà sông có thể cạn, núi có thề mòn, nhưng khát khao chính đáng về 5 quyền thiết yếu cho một đời người không thể làm ngơ. Các quyền bao gồm: 1) quyền tiếp cận công sản đất, rừng, nước và không khí (
cơ bản); 2) quyền nuôi dưỡng và thể hiện tín ngưỡng thờ phụng thiên nhiên (
đặc thù); 3) quyền thể hiện tri thức, phong tục tập quán và lối sống theo bản sắc văn hóa (
thực hành); 4) quyền được chủ động, sáng tạo để quyết định phuơng thức canh tác theo giá trị riêng của cộng đồng (
tổng thể); và 5) quyền đồng quản trị tài nguyên thiên nhiên cùng với các cộng đồng lân cận, chính quyền địa phương hoặc công ty có ý đồ chiếm dụng tài nguyên của cộng đồng (
chiến lược). Năm quyền này là nền tảng hướng tới một lối sống văn minh đích thực, có trước, có sau với nhau, với thiên nhiên và với liên thế hệ.
Nhằm tạo quyền cho xã hội dân sự truyền thống vì Chủ quyền Sinh kế, TEW-CHESH-CIRD đã hợp nhất trở thành SPERI vào năm 2005. SPERI tập trung thúc đẩy 6 mạng chủ đề tương tác mật thiết với nhau của cơ thể Mạng lưới Cộng đồng Dân tộc Lưu vực Mêkông và Chiến lược Công bằng Thương mại (MECO-ECOTRA). Mục tiêu thúc đẩy xã hội dân sự truyền thống được thực hiện thông qua chiến lược phát triển lãnh đạo trẻ dân tộc thiểu số bản địa (YIELDS) với các Trường Đào tạo Thực hành Nhà nông Sinh thái (FFSs). Cũng tại thời khắc này, một nhóm cán bộ chủ chốt của TEW và CIRD đã đứng ra thành lập một tổ chức độc lập là CIRUM và chuyên tâm thúc đẩy nhanh quyền đất và rừng tới các nhóm dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương nhằm mở rộng mạng lưới Nông dân nòng cốt hướng tới tự chủ. Tiếp theo là năm 2007, tầm nhìn và hành động của Ban Vận động Chính sách trực thuộc SPERI đã cải tổ và phát triển thành Viện Tư vấn Phát triển (CODE), nhằm toàn tâm thúc đẩy hợp tác giữa Nhà nước, tư nhân và xã hội dân sự thông qua chiến lược vận động chính sách Khai khoáng, thủy điện và công nghiệp hóa vì sự phát triển hài hòa, thiện ý, có trách nhiệm với các cộng đồng bị ảnh hưởng, với tài nguyên thiên nhiên, với môi trường sống và với thế hệ tuơng lai.
CẤU TRÚC LIÊN MINH LISO
Nhiệm vụ các Điều phối viên Chương trình thuộc Liên minh LISO
- Chương trình Chủ quyền Sinh kế và Mạng lưới Đất rừng (LISO).
Tải về
- Chương trình Đào tạo Nông nghiệp Sinh thái (ECOFAMEDU).
Tải về
- Chương trình Nghiên cứu, Phân tích chính sách Quản lý và Sử dụng đất (LUPAPA).
Tải về
- Chương trình Quan hệ Quốc tế và Phát triển Hợp tác (PURE).
Tải về
- Chương trình Quản trị Phát triển tổ chức (ORG).
- Chương trình Doanh nghiệp Xã hội (SENT).
Tải về
- Chương trình Truyền thông (MEDIA).
Tải về
- Chương trình Nhân học và Sinh kế (LIVEAN).
Tải về
THÀNH VIÊN BAN ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THUỘC LISO
Bà Trần Thị Hòa
|
Chuyên ngành: Phát triển Cộng đồng
Vị trí: Giám đốc Trung tâm Tư vấn Quản lý Bền vững Tài nguyên và Phát triển Văn hóa Cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) kiêm Điều phối Chương trình Chủ quyền Sinh kế và Mạng lưới đất rừng thuộc Liên minh LISO.
Quan tâm: Quyền của người dân tộc thiểu số đối với đất-rừng, Quản lý, sử dụng và phân bổ lợi ích về đất và rừng giữa các đối tượng cũng như vấn đề quản trị tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng.
Email: tthoacirum@gmail.com
|
Ông Dương Quảng Châu
|
Chuyên ngành: Cử nhân Sinh học, chuyên ngành Nông hóa Thổ nhưỡng. Ông có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng các tộc người thiểu số thuộc lưu vực Mêkong và 5 năm kinh nghiệm trong tư vấn thiết kế và đào tạo Nông nghiệp Sinh thái.
Vị trí: Ông là Viện phó Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI) kiêm Điều phối Chương trình đào tạo Nông nghiệp Sinh thái (ECOFARMEDU) thuộc Liên minh LISO.
Quan tâm: Phát triển cộng đồng, tri thức địa phương trong qui hoạch thiết kế trang trại nông nghiệp sinh thái trên đất dốc.
Email: dqchau@speri.org |
Ông Nguyễn Cao Cương
|
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Vị trí: Thành viên Hội đồng Viện CODE kiêm Phó Giám đốc Viện CODE, Tổng biên tập Tạp chí Nhà Đầu Tư và báo điện tử Diễn đàn đầu tư, Điều phối Chương trình Doanh nghiệp Xã hội (SENT) thuộc Liên minh LISO.
Quan tâm: Nghiên cứu, tư vấn và phản biện chính sách trong lĩnh vực khai khoáng, thủy điện, tái định cư sau thủy điện và phát triển cây công nghiệp thuộc đối tượng ưu tiên của Viện Tư vấn Phát triển (CODE) trên các địa bàn chiến lược như Tây Nguyên, Tây Nam bộ và Tây bắc.
Email: nccuong@codeinter.org |
Bà Trần Thị Lành
|
Chuyên ngành: Nhân chủng học Chính trị.
Vị trí: Điều phối Chương trình Nghiên cứu Nhân học và Sinh kế thuộc (LIVEAN) Liên minh LISO.
Quan tâm: Tương tác giữa Bộ lạc, Chủ nghĩa Thực dân và Nhà nước hiện đại.
Email: lanh@waikato.ac.nz
|
Bà Đặng Tố Kiên
|
Chuyên ngành: Cử nhân Khoa học Quản lý Môi trường và Địa lý, Thạc sĩ về Khoa học Lâm nghiệp tại Trường Đại học Quốc gia Úc (ANU).
Vị trí: Điều phối Chương trình Nghiên cứu, Phân tích Chính sách Quản lý và Sử dụng đất (LUPAPA) thuộc Liên minh LISO.
Quan tâm: Sáng kiến địa phương trong quản trị đất rừng; Chiến lược tạo quyền và phát triển lực lượng lãnh đạo nhà nông sinh thái trẻ người dân tộc thiểu số và bản địa thuộc Liên minh LISO.
Email: dtkien@speri.org
|
Ông Lương Ngọc An
|
Chuyên ngành: Cử nhân văn hóa. Chuyên Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến văn hóa cộng đồng của các dân tộc thiểu số trong quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam và một số nước lưu vực Mekong.
Vị trí: Thư ký tòa soạn báo Văn Nghệ; Trưởng ban Biên tập tạp chí Văn Nghệ Dân tộc; Điều phối Chương trình Truyền thông (MEDIA) thuộc Liên minh LISO; Tham gia nghiên cứu, tư vấn cho các hoạt động truyền thông và vận động chính sách thuộc Liên minh LISO.
Quan tâm: Vấn đề về văn hóa, tín ngưỡng và các giải pháp bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế xã hội hài hòa, an toàn và bền vững.
Email: lnan@speri.org |
Bà Nguyễn Minh Phương
|
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại và quản lý doanh nghiệp Xã hội
Vị trí: Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (CODE), Điều phối Chương trình Quản trị Phát triển Tổ chức (ORG) thuộc Liên minh LISO.
Quan tâm: Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, Du lịch Sinh thái Nhân văn và quản trị tổ chức theo hướng doanh nghiệp Xã hội.
Email: nmphuong@codeinter.org
|