SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
  TRANG CHỦ   Luật tục  Bài viết
Chủ Quyền Sinh Kế
Tổng quan
Đồng quản trị
Luật tục
Tín ngưỡng
Đối tác
Quản trị cộng đồng truyền thống dựa vào luật tục ‘Nò Sòng’ của người Hmông vùng ‘Phu Sủng’
30/12/2010
 
 
Thực tiễn cho thấy một điều rất rõ về vai trò quyết định của người thủ lĩnh cộng đồng - Già làng và Hội ‘Nò Sòng’ trong việc duy trì các giá trị chuẩn mực, cấu trúc và qui định truyền thống, điều hòa các mối quan hệ gia đình và dòng họ, góp phần ổn định đời sống và quản lý bền vững các dạng TNTN trong các vùng phòng hộ đầu nguồn.
 
Tính thống nhất giữa các Trưởng họ của người Hmông trong vùng ‘Phu Sủng’ dưới sự dẫn dắt, tư vấn của Hội ‘Nò Sòng’ và người thủ lĩnh của cộng đồng - Già làng là cầu nối trong việc khâu nối những nhu cầu, mong muốn và sáng kiến của người dân với các quyết định của Thủ lĩnh cũng như các chủ trương, chính sách của Nhà nước.
 
Giá trị niềm tin, chuẩn mực giá trị, luật tục truyền thống và kinh nghiệm bản địa của người Hmông_Lóng Lăn là nền tảng hình thành nên tính tự nguyện, tự chịu trách nhiệm của các thành viên trong mọi quyết định cũng như kế hoạch phát triển của cộng đồng mình. Trên cơ sở đó, cộng đồng tự hình thành các mạng lưới/nhóm cùng sở thích trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả các dạng TNTN và cải thiện đời sống của người dân trong cộng đồng.
 
 
Tìm kiếm và đào tạo các thanh niên trẻ trong cộng đồng, những người có tiềm năng trong điều phối các hoạt động phát triển cộng đồng, và có tố chất về lãnh đạo để trở thành những người kế cận lâu dài trong hệ thống quản trị truyền thống.
 

Củng cố dân chủ cơ sở chính là quá trình nghiên cứu kỹ, nhận dạng và lồng ghép những yếu tố trên với hệ thống chính sách, cấu trúc chính thống. Phân quyền có hiệu quả  khi hệ thống quản trị bản địa, luật tục và giá trị đạo đức cộng đồng được nhận dạng và công nhận. Sáng tạo của người dân được phát huy khi có môi trường phát huy tối đa ý kiến của người dân, đó là cơ chế dân chủ. Có thể thấy từ khi huyện Luang Prabang phê duyệt công nhận bản quy chế cộng đồng của bản Lóng Lăn dựa trên luật tục truyền thống của người Hmông và thực hiện giao đất giao rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng, người dân Lóng Lăn đã hoàn toàn chủ động trong việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm đến tài nguyên rừng của họ.

In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Bản đồ Chủ quyền sinh kế của người Khơ Mú và Lào Lùm, bản Khokmanh, tỉnh Luang Prabang, Lào
Kết quả hội thảo phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng DTTS trong quản trị và phát triển rừng ở Kon Tum
Thăm quan chia sẻ kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng của người H’re, Gia Rai và Rơ Ngao huyện Sa Thầy và Kon Plông, tỉnh Kon Tum
Quế Phong - Nghệ An: Khẳng định chủ quyền đất và rừng của cộng đồng người Thái xã Hạnh Dịch
Tập quán bảo vệ rừng cộng đồng tại Bắc Hà
Rừng cộng đồng của các tộc người tại Lào Cai
Luật tục bảo vệ TNTN của người Thái xã Hạnh Dịch, Nghệ An
Qui chế bảo tồn và phát triển rừng bảo tồn thuốc nam

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved