SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE
  TRANG CHỦ   Câu chuyện  Bài viết
Đối tác
Chị Giàng Thị Chứ và nhóm thổ cẩm Cán Chư Sử với ý tưởng ‘Nhà bán hàng Tạm thời’
11/08/2009
 


Nhóm thêu dệt thổ cẩm Cán Chư Sử, xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được thành lập từ tháng 5 năm 2006. Nhóm được hình thành trên tinh thần tự nguyện tham gia của các chị phụ nữ người dân tộc H’mông. Đến nay, Nhóm đã hoạt động được hơn 3 năm và đã làm được một số các sản phẩm rất đa dạng như khăn, gối, túi, quần, và áo… Theo chị Vàng Thị Sua, qua 3 năm hoạt động Nhóm đã đạt được một số kết quả; ví dụ: ổn định tổ chức nhóm, tăng cường học hỏi lẫn nhau, khuyến khích việc trồng cây lanh nguyên liệu tự nhiên và làm ra được nhiều sản phẩm thổ cẩm truyền thống.
 
Sau 3 năm hoạt động, nhu cầu của nhóm đã phát triển lên nhiều. Bên cạnh mục tiêu tiên quyết là duy trì, bảo tồn và phát triển nghề thêu dệt thổ cẩm truyền thống; các chị em trong nhóm cũng mong muốn từ những sản phẩm mình làm ra có khả năng mang lại hoặc cải thiện nguồn thu nhập kinh tế hộ gia đình. Ở độ tuổi 3 năm này, nhu cầu tìm kiếm đầu ra cho những sản phẩm của nhóm là rất rõ; bởi bên cạnh việc trợ giúp gia tăng thu nhập gia đình, mà thông qua việc tiếp cận sản phẩm với thị trường, chính các chị cũng cảm thấy học hỏi và tự hoàn thiện các sản phẩm của mình hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
 
Trong năm 2009, có những cuộc họp nhiều chị em đã chia sẻ những khó khăn khác nhau như ‘làm thổ cẩm mất nhiều công không có tiền, nên không bõ làm…’. Có những ông chồng cũng ủng hộ theo ‘Làm sản phẩm thì ít nhất phải bán được ít tiền chứ? Những câu nói này thể hiện rất rõ nỗi trăn trở - làm thế nào để tìm được đầu ra cho chính những sản phẩm của các chị! Khi nguồn tiêu thụ cho các sản phẩm là không có, thì những cảm giác chán chường/thất vọng của các chị sẽ thường trực; nhiều hoạt động của nhóm cũng vì thế khó duy trì được như ban đầu. Các chị vẫn đang thảo luận để biến những khó khăn trở thành động lực cho nảy nở những ý tưởng giải pháp nhằm tiếp tục vươn lên duy trì nhóm.
 
Ngày 30 tháng 7 tại nhà chị nhóm trưởng, Nhóm đã tổ chức thảo luận và đưa ra định hướng hoạt động của mình trong cuối năm 2009 tới. Sau một loạt những thảo luận khẳng định thêm những khó khăn hiện tại “các sản phẩm không có chỗ tiêu thụ”, “làm được một cái túi hoặc gối, khăn chỉ để cho mình dùng thì dần dần cũng chán”; chính các chị đã nảy sinh ra ý tưởng cần phải có một nơi bán hàng tạm thời để làm chỗ tiêu chỗ cho những sản phẩm của mình tại khu chợ Cán Cấu: ‘Nhà bán hàng tạm thời’.
 
Chị Giàng Thị Chứ nói “theo tôi, chúng ta nên dựng một cái nhà bán tạm thời ở chợ Cán Cấu để bán thử các sản phẩm của mình xem như thế nào. Để từ đó chúng ta mới biết được mình đã làm đến đâu, chất lượng sản phẩm như thế nào? Khách hàng có ưa không?”  Các chị cũng thảo luận nhiều về việc nếu như làm được nhà rồi thì có đủ sản phẩm của các chị để trưng bày ở đó không? Và giá thành bán như thế nào? Có ngày chợ thì có khách mua và ngược lại có ngày chợ thì khách cũng không mua thì liệu có giải pháp gì?
 
Chị Vàng Thị Sua nói: Có nhiều thành viên trong nhóm thổ cẩm nói Vải lanh đã tự dệt được nhưng chất lượng của nó chưa có ai đánh giá vì vậy không biết dệt và làm thế nào cho phù hợp. Theo tôi chúng ta có nên mời cô Lý Mẩy Chạn - Sapa đến đánh giá không?
 
Chị Giàng Thị Chư nói: Cuối năm nay chúng ta nên tập trung cái nhà, nếu như có được cái nhà bán sản phẩm rồi thì chúng ta cũng sẽ tự đánh giá được vải cũng như sản phẩm của chúng ta dựa trên ý kiến từ khách hàng và đó là những bài học tốt nhất. Mời cô Chạn đến cũng là rất tốt nhưng đánh giá qua đi rồi cũng không học được gì nhiều; vả lại tốn tiền xe, tiền ăn, tiền công thuê của nhà nước. Nếu như mời cô Chạn thì nên để khi làm xong nhà và bán thử các sản một thời gian xem thế nào, nếu khách hàng thích và mua thì chúng ta cứ thế duy trì còn khách không thích thì tự tìm tòi từ khách hàng hoặc mời cô Chạn đến đánh giá kết hợp với nhiều hoặc động khác. Người bán hàng tự học và rút ra bài học từ khách hàng thì người đó bán được nhiều sản phẩm, giống như trước chúng ta may áo, váy đi bán ở chợ hàng tuần, tuần một không bán được, tuần hai không bán được thì tuần ba sẽ bán được vì sau hai tuần không bán được thì mình phải biết và rút ra được cái khách hàng muốn.
 
Chị Sùng Thị Pằng nói: Việc thống nhất với tất cả các thành viên là cần thiết phải làm sớm bởi vì cái Nhà đều là mong muốn chung của tất cả. Vấn đề là khi đã thống nhất cụ thể kế hoạch làm thì có cần thông qua chính quyền không?
 
Theo kế hoạch của cả Nhóm ‘Nhà bán hàng tạm thời’ sẽ được triển khai vào tháng 10 năm 2009 (âm lịch), tức cuối tháng 11 đầu tháng 12 dương lịch. ‘Nhà bán hàng tạm thời’ sẽ được dựng đơn giản bằng tre như những khung nhà bán thổ cẩm của người Kinh ở chợ Cán Cấu, lập bằng bạc, xung quanh chắt bằng tre có cửa đóng. Chị em trong nhóm sẽ đóng góp tre, gỗ, công sức, gạo và rau.
 
Về sản phẩm của nhóm: các chị khẳng định sản phẩm nhóm đang có một bao tải sản phẩm gối, túi, khăn… để ở nhà chị Chứ và ít nhất mỗi thành viên có 3 sản phẩm trở lên. Còn vải lanh thì thành viên nào cũng có; và số lượng này có thể đủ để trưng bày. Giá bán của sản phẩm: theo các chị, sản phẩm của chúng ta tính theo công thức, giá cao hơn so với sản phẩm bán tại thị trường hoặc thậm chí thấp hơn. Vậy để khách hàng hiểu được giá trị của sản phẩm thì phải có biển để giới thiệu và phải có ảnh dán từng bước một của quy trình làm các sản phẩm để giới thiệu cho khách hàng như vậy họ mới hiểu được giá trị của nó.
 
Giải pháp nếu như khách không mua sản phẩm: cách nghĩ của các chị cũng rất thực tế: đó là chuyện bình thường chúng ta đều biết, vì chúng ta đã từng mang sản phẩm đi bán tại chợ, có ngày thì bán được hết sản phẩm và cũng có ngày không bán được sản phẩm nào. Đó chính là những bài học mà chúng ta xem lại sản phẩm của mình, mỗi lần như thế là một lần tiến bộ. Bọn buôn thổ cẩm ở chợ Cán Cấu cũng thế thôi họ đều là những người từ xa đến, họ cũng có ngày bán được và có ngày không bán được.
 
Các chị cũng nói thêm: cần phải tự làm và phát triển dần từ cái nhỏ đến cái lớn. Nếu chờ cái Mô hình kia thì mười năm nữa cũng không làm được. Chúng ta làm nghề thổ cẩm này đã bị người ngoài đi lại nói nhiều, chúng ta phải cố gắng quyết tâm, bỏ dở nửa chừng là mất danh dự. Việc làm nhà bán sản phẩm tại chợ Cán Cấu hôm nay chỉ thống nhất chung ý kiến của tất cả và chúng ta sẽ còn tiếp tục tổ chức nhiều cuộc họp để bàn tiếp làm như thế nào và sau khi xong thì vận hành như thế nào?
 
Các kế hoạch dự kiến tiếp theo trong 6 tháng cuối năm 2009, bao gồm :
  1. Thống nhất dựng nhà tạm thời tại chợ Cán Cấugiới thiệu và bán các sản phẩm thổ cẩm của nhóm thổ cẩm Cán Chư Sử
  2. Trưởng và phó nhóm (Vàng Thị Sua, Giàng Thị Chứ) báo các thành viên không tham gia buổi thảo luận hôm nay về kết quả trên để mọi người cùng thống nhất.
  3. Nhóm đẩy mạnh các sản phẩm có chất lượng để đủ trưng bày bán tại chợ Cán Cấu.
  4. Trưởng và phó nhóm chủ động thống nhất sớm với các thành viên và các ông chồng về kế hoạch thảo luận thiết kế, dự toán nhà để gửi UBND xã Cán Cấu nắm được.
  5. Sau khi hoàn thiện nhà và bán thử các sản phẩm kết quả như thế nào thì mời cô Lý Mẩy Chạn – Sapa đến đánh giá sản phẩm và chia sẻ kinh nghiệm.
Các chị cũng sẽ sớm thống nhất với các thành viên trong nhóm về thời gian làm nhà; và có sự tham gia của các ông chồng để cùng nhau thảo luận thiết kế cái nhà. Quyền sử dụng đất tại chợ Cán Cấu của nhóm thổ cẩm đã có ít nhất là 1-2 năm; nên sau khi thống nhất chung về kế hoạch làm Nhà, nhóm sẽ lên kế hoạch cụ thể, sơ đồ thiết kế nhà chi tiết và dự toán tài chính để gửi đến UBND xã Cán Cấu để họ nắm được.
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Hệ thống cảnh báo
HTX Nông-Lâm nghiệp và Dịch vụ Sinh thái Cao Quảng
Cách giải quyết sự không thống nhất ranh giới bản giữa bản Tha Pene và Yang, Luang Prabang, Lào
Ký ức của những người con Mã Liềng về nơi cội nguồn Khe Núng
Từ nhận thức tới hành động đảm bảo quyền của cộng đồng Gia Rai đối với đất rừng
Mạng lưới Đất Rừng - Chiến lược vì phát triển hài hoà và tự chủ
(Lào) Kinh nghiệm từ một dự án giao đất và qui hoạch sử dụng tài nguyên tại Luang Prabang
(Lào Cai) Những cánh rừng trong sương
Như một làng trong rừng… - Nguyên Ngọc
Những Giọt nước cuối cùng bị nhiễm chì tại Simacai

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved