SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL MEKONG DMP
  TRANG CHỦ   Câu chuyện  Bài viết
Đối tác
Con đường Ước mơ vào Đời của tôi
30/12/2010
 
Mỗi con người chúng ta điều sinh ra và lớn lên ai cũng có một ước mơ riêng của mình, có người thì ước mơ thành nghề này, có người thì lại ước mơ thành nghề kia nhưng điều ước mơ chung ở đây đều là miến cơm manh áo… trong khoảng thời gian ngắn ngủi, tồn tại và sinh sống của một đời người trên thế gian này. Khi bước vào đời, tôi cũng có ước mơ riêng của mình, một ước mơ gắn liền với ông cha tôi từ xưa đến nay “Đó là ước mơ trở thành Nông dân”. Tên này nghe có vẻ đơn giản nhưng với tôi quả thật không đơn giảm chút nào. Nguyên nhân nào đã khiến tôi có ước mơ này? Ước mơ đó đã diễn ra làm sao? Chắc hẳn không ít người đang băn khoăn và muốn khám phá ngay đây.
Tôi sinh ra và lớn lên tại một làng nhỏ thuộc thôn Hồ Sáo Chải, xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai. Gia đình tôi gồm có 8 nhân khẩu, có 2 chị gái, 4 anh em trai và là một trong những hộ gia đình nghèo của thôn. Tôi là con trai cả trong gia đình, vì hoàn cảnh gia đình nghèo nên tôi được đến trường học muộn. Năm tôi 12 tuổi (1995) bắt đầu đi học lớp 1 tại trường tiểu học xã Thào Chư Phìn, trường học cách nhà tôi 7 km. Trong thời gian học tiểu học vì hoàn cảnh gia đình nên tôi không có gạo mang đi nấu ăn, vì vậy cứ 5 giờ sáng hàng ngày, trừ thứ bẩy chủ nhật tôi lại đi bộ đi học và đến chiều lại về với gia đình. Cứ như thế trong xuốt thời gian 5 năm. Đến năm 2000, tôi tốt nghiệp tiểu học năm tôi 17 tuổi. Tôi đã lớn dần kết hợp với những tư duy thay đổi theo thời gian. Tôi lại nghĩ thêm một bước mới hơn “Cha mẹ đã nghèo thì mình phải cố gắng đi học để sau này không giống cha mẹ nữa và để mình biết thêm cái chữ không phụ thuộc vào người khác nhiều”. Tôi đã quyết định đi học thêm cấp II, cách nhà tôi 12 km. Trong thời gian này hai chị gái tôi điều đi lấy chồng, trong nhà không còn ai giúp bố mẹ tôi lên nương, lên rẫy các em trai thì còn nhỏ không giúp được việc nặng và bắt đầu có những sự phản đối của bố mẹ tôi không đồng ý cho tôi đi học tiếp và phải ở nhà làm nương rẫy với bố mẹ. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn đi học để biết thêm cái chữ giống như các lứa tuổi khác trong làng. Tôi đã nhờ chú ruột của tôi động viên giúp bố mẹ và cuối cùng thì tôi cũng đã được đi học cấp II theo ý muốn của mình. Đến năm 2004, tốt nghiệp cấp II năm 21 tuổi, tôi đã gần thành thạo viết cái chữ, nói được tiếng Kinh và bắt đầu lại bước sang một tư duy mới giống như một người đàn ông gần trưởng thành. Tôi bắt đầu có những hăng say về cuộc sống “làm thế nào để thoát khỏi cái nghèo, mới có được cuộc sống như bao hộ gia đình khác”. Tôi nghĩ nhiều nhưng cứ nghĩ và hăng say rồi lại để đó, cứ nghĩ và hang say rồi lại để đó!! Tôi cũng chẳng biết mình đang nghĩ gì? Mà có nghĩ được thì cũng không tự quyết được bởi mình đang là con, đang phục thuộc vào bàn tay của bố mẹ. Lắm lúc tôi đã tự nói chuyện với bản thân mình, mồn tôi cứ nói xì xào như không ra tiếng, tôi tập nói một cách tử tế như đã được đứng trước mặt của bố mẹ tôi về những suy nghĩ của mình và con đường mình muốn phải theo đổi. Rồi thời gian cũng đã đến lúc mình phải nói mà câu nói đó không phải là tiếng xì xào nữa. Không phải là bóng mơ tưởng như đã được đứng trước mặt của bố mẹ nữa mà nó là tiếng nói ra lời thật, một tiếng nói nhẹ nhàng có tính phân tích, có tính chiến lược của tôi trong tương lai đó là xin tiếp tục đi học thêm cái nghề. Nhưng câu nói đó không được sự tán thành của bố mẹ tôi và tôi cũng đã hiểu chỉ vì hoàn cảnh gia đình, tôi không trách bố mẹ, tôi cảm thấy càng thương bố mẹ tôi hơn nhưng không chỉ vì thương thì dừng lại ý tưởng của mình và bắt đầu tôi đã nghĩ ra cách khác vừa yên tâm cho bố mẹ, đồng thời cơ hợi tôi theo đổi ý tưởng càng lớn hơn. Tôi thật không ngại ngùng với bố mẹ, hai chị và các em trai trong gia đình. Tôi biết nhà mình cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm mà hàng năm cả nhà vẫn đi làm thuê công đổi ngô và lúa để cải thiện bữa ăn. Đó là tôi xin lấy Vợ. Ngay lập tức ý kiến này đã làm rung động cả trái tim bố mẹ tôi. Tôi thấy được thể hiện rõ nét trên khuôn mặt của một người làm cha, làm mẹ. Bố mẹ vừa bực mình vừa lo âu và vừa thấy có tội với con mình. Mặt tôi thì đỏ tưng bừng và tự hỏi, tại sao mình liều thế? Và ý kiến đó đã được bố mẹ, các chú trong họ sắp xếp. Sau khi lấy vợ xong, tôi tiết tục theo đổi ý tưởng của mình và bắt đầu trao đổi với vợ về ý tưởng đó. Vợ ủng hộ, vì em ấy cũng xuất thân trong một gia đình gần giống hoàn cảnh của tôi. Thế là hai vợ chồng có bàn tán và bàn tán rất nhiều. Để thay đổi được cuộc sống không còn cách nào khác hơn là đi học thêm cái nghề - “Đó như là một chìa khóa có tính quyết định cho anh mở, thành người hay không thành người”. Kết hợp với những cái sự bàn tán đó thì bố mẹ tôi cũng đồng ý cho tôi đi học, vì lúc này đã có vợ lo thêm một phần nhỏ. Thế là tôi bắt đầu làm Hồ Sơ đi học Nghề công nhân kỹ thuật Lâm sinh tổng hợp tại trường CNKT, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn với thời gian là 18 tháng và Hồ sơ của tôi đã được xết tuyển. Quả thật với tôi Trường đó là rất xa với mình, không chỉ vì xa nhà mà xa cả tiền đi học. Lúc đó gia đình mới chỉ có một con trâu đực. Thôi thì đành phải bán đi để lấy tiền đi học. Và bố đã quyết định bán con trâu trong nhà đi với giá là 6 triệu đồng và tôi đã cầm đi hai triệu năm trăm nghìn đồng mang đi. Phần còn lại bố mẹ mua gà, lợn nuôi thêm ở nhà. Đây là lần đầu tiên tôi được cầm số tiền lớn như vậy đi học. Nhưng ai ngờ vừa mới đến trường là đã phải nộp các khoản tiền ở, tạm chú, tạm vắng…và mua một số đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Sau khi chi các khoản xong, trong túi tôi chỉ còn lại năm trăm nghìn đồng và tôi dùng số tiền đó vừa mua sách, bút vừa ăn học trong một tháng tại trường. Đến tháng tiếp theo tôi hết tiền và bắt đầu đi vào cuộc sống cực khó khăn. Đến nỗi tôi muốn bỏ học về với gia đình. Tôi định xin bố mẹ gửi tiền xe đi lại xuống cho tôi để tôi quay lại về nhà nhưng tôi lại nghĩ “nếu như về thì cũng đã mất cả một con trâu xuống đây học, nếu như về thì cũng sẽ hết sạch ý tưởng của mình và mất cả danh dự cho cả làng mỗi khi có một người con đi học xa.v.v”. Tôi cứ nghĩ và cứ nghĩ đủ mọi thứ. Rồi cuối cùng quyết tâm học bằng mọi giá nhưng cũng may thời gian đó nhà trường lại có chính sách hỗ trợ những học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa và tôi cũng là một trong những học sinh dân tộc thiểu số nằm trong đó. Mỗi một tháng được hỗ trợ là một trăm hai mươi nghìn đồng bằng những vé ăn canting. Thế là tôi sướng lên không biết là bao. Tôi đã sử dụng cực tiết kiện số vé hỗ trợ này ăn học trong hàng tháng tại trường (tức một tháng tôi chỉ ăn một trăm hai mươi nghìn đồng). Nhưng lâu rồi sức khỏe tôi không cho phép tôi tự hành hạ mình, dẫn đến tôi ngày càng gầy yếu đi và cuối cùng tôi bị bệnh “Liệt”. Tôi trở nên gục ngã. Chân tay tôi không thể bước lên nổi, rồi các bạn trong phòng tôi đã giúp tôi thông tin đến với thầy giáo chủ nhiệm Nguyễn Tiên Phong. Ngay tức khắc nhà trường đã đưa tôi đi cấp cứu tại bệnh viện Đa Khoa, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Nhưng ai ngờ đến đó rồi bệnh viện lại chịu bó tay dẫn đến tôi buồn đến tột cùng. Tôi không nói ra thành lời và nước mắt tôi đã thực sự tràn đầy, tràm ra để cầu mong Tổ tiên tôi, cầu mong ông Trời giúp đỡ để tôi được sống, được thực hiện ý tưởng của mình. Rồi Bệnh viện giới thiệu và chuyển tôi xuống Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Giang. Khi đến đó trời đã rật tối. Các bác sĩ được giao trách nhiệm chăn sóc tôi đã không ngừng giúp đỡ tận tình. Rồi đến nửa đêm khi các bệnh nhân trong phòng cấp cứu cùng tôi đã nằm yên lặng trong giấc ngủ còn các bà chị người nhà của các bệnh nhân lại có tiếng xì xào “bệnh của chú kia khó khỏi lắm”. Tôi lại càng mất đi tinh thần tự tin vào duyên phận của mình. Đến 2 giờ sáng hôm sau, chân tay tôi đã bắt đầu cử động được một ít và đến trời sáng hản, tôi đã tự mình chống gậy ra vào trong phòng cấp cứu. Bệnh của tôi đã thực sự gây bất ngờ cho các bà chị trong phòng và đặc biệt là các thầy thuốc được giao trách nhiệm chăm sóc tôi. Lúc này mọi người xung quanh tôi đã không ngại việc nói xấu sau lưng tôi mà mọi người miêu tả to về cảnh của tôi khi bước vào phòng cấp cứu. Có người thì nói: “chúc mừng chú, tôi tưởng chú không qua khỏi, chú là người may mắn.v.v. Lúc này tôi đã thực sự nở lên được tiếng cười trên khuôn mặt gầy gò “cảm ơn rất nhiều đến các thầy thuốc đã chăn sóc tôi, cảm ơn các bà chị đã cổ vũ tinh thần tôi và đặc biệt là Tổ tiên, ông Trời đã giữ tôi lại”.
 
Hơn một tuần nằm ở Bệnh viện tỉnh Bắc Giang, sức khỏe tôi đã phục hồi lại dần như ban đầu và tôi đã quay trở lại trường tiếp tục theo học. Tại trường, tôi bắt đầu thấy sợ bệnh cho nên tôi cải tiến lên bữa ăn một chút. Một trăm hai mươi nghìn đồng tôi chỉ ăn trong mười năm ngày để đảm bản sức khỏe. Rồi bố mẹ và vợ tôi nghe được thông tin về bệnh của tôi, mọi người lo lắm, chạy khắp nơi vay mượn tiền để gửi xuống cho tôi năm trăm nghìn đồng. Tôi dùng số tiền gửi của bố mẹ cùng với tiền hỗ trợ hàng tháng của nhà trường ăn học trong gần hai tháng. Tôi cảm thấy mình vẫn còn tranh thủ được thời gian để đi làm thêm vào thứ bẩy chủ nhật để kiếm miến cơm. Thế là ý tưởng bắt đầu được thực hiện. Rất may mắn tôi lại đi tìm được một trang trại chăn nuôi lợn, gà ở cách trường tôi học khoảng năm trăm mét. Đó là trang trại của anh chị Thu Nguyệt. Nhưng công việc ở đây không phải như tôi nghĩ ban đầu chỉ làm thứ bẩy chủ nhật mà tôi phải vào ở luôn đó tham gia các hoạt động chăn nuôi ngoài việc học. Tôi nghĩ đây là một trang trại nó cũng gắng liền với nghề học của mình và nếu như mình có sức khỏe thì sẽ đáp ứng được công việc của trang trại anh chị. Thế là tôi xin ra ký túc ở trường và chuyển ra ngoài vào ở đó. Khi vào tôi đảm nhiệm hai công việc chính tại trang trại; một là chăn nuôi 19 đến 20 con lợn thịt, hai là chăn nuôi gà 150 đến 200 con. Nhà anh chị ngoài việc có trang trại ra còn có bán quán ăn cho sinh viên của trường tôi học ngay tại cộng trường. Nên khi tôi vào ở trang trại, anh chị đã giao cho tôi một chiếc xe đạp đeo hai thùng nhựa đằng sau đít xe. Xe đạp này vừa làm phương tiện cho tôi đi học vừa kết hợp với những buổi tôi tan học về để chở cơm thừa, nước thải từ quán vào trang trại. Ở chăn nuôi cùng với anh chị, tôi rất cố gắng và chăm làm vô cùng ngoài việc học. Tôi không những chỉ được anh chị khen ngợi mà cả những người hàng xóm xung quanh cũng khem ngợi tôi. Tuy nhiên, vì công việc quá vất nên lắm lúc tôi hay suy nghĩ lung tung và tự hỏi mình “Tại sao mình lại làm việc vất vả như thế này nhỉ? Mình cũng có gia đình, cũng có bố mẹ và cả vợ nữa chứ? Tại sao?.v.v. và cũng tự trả lời “ có phải vì miến cơm để nuôi mình ăn học…nhưng có những lúc tôi làm xong việc và tự ngồi lại một mình trong bóng yên lặng suy nghĩ một cách cẩn thận về những việc mình đã làm ở trang trại anh chị. Tôi mới phát hiện ra những việc tôi làm tại trang trại không chỉ riêng về miến cơm mà là cả một kho kiến thức vô cùng quý giá của một nghề Nông dân mà tôi luôn hàng theo đổi. Ở với trang trại của anh chị ngày qua ngày, tháng qua tháng mà đã hơn một năm và chỉ còn một tháng nữa là tôi sẽ thi tốt nghiệp, có lẽ tôi xin phép anh chị cho tôi quay lại về trường để giành thời gian ôn thi, khi chia tay với anh chị và trang trại, tôi quay lại về trường một tháng, rồi tôi đã hoàn thành tốt chương trình học 18 tháng của mình. Tôi được quay về với gia đình và địa phương.
 
Tại gia đình, tôi lại có thêm những suy nghĩ là; Để pháp huy tốt hơn kinh nghiệm của mình không những chỉ riêng cho gia đình mình mà tôi muốn cả địa phương mình đặc biệt là các thanh niên cùng lúa tuổi với tôi điều được tiết cận và học tập kinh nghiệm này. Thế là tôi xin tham gia vào học việc tại Mô hình đào tạo thực hành Nông dân (FFS_Si Ma Cai) thuộc Viện nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI), tại thôn Đội 4, xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai với hy vọng sẽ học được nhiều điều từ mô hình và thực hành ứng dụng trên thực tế để có được sản phẩm thực và đồng thời làm tấm gương cho các lứa tuổi thanh niên điều có cơ hợi tham gia trao đổi chia sẻ kinh nghiệm này. Quả thật, khi đầu tiên bước vào học việc tại Mô hình, tôi đã được lắng nghe những ý kiến chia sẻ đầy kinh nghiệm từ các anh chị cán bộ trong mô hình. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi mà đã khơi ngợi cho tôi cả một lý tưởng sống trong sáng bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất. Không chỉ dừng ở đó mà lại càng ca ngợi cho tôi một cái tình yêu say mê của cái mình làm. Tôi bắt đầu không muốn mô hình này nó chỉ nằm ở yên lặng ở đây mà tôi muốn nó nằm ở ngay mảnh đất của mình, nằm ở ngay bản làng của mình, tôi đã nghĩ rất nhiều và nhiều lắm về ý tưởng này.Thế là tôi vừa học vừa đưa ra ý tưởng của mình đến với bố mẹ, các em trai và cả vợ tôi. Nhưng bố mẹ đều không tán thành còn các em trai thì lại càng không vì mỗi người có một ý tưởng riêng. Cuối cùng chỉ là vợ tôi ủng hộ ý tưởng của chồng. Tôi lại càng vui vì đã có thêm một nguồn lực đích thực. Tuy nhiên, ý tưởng đưa ra rất hay nhưng để có được một mảnh đất phát triển mô hình quả thật không đơn giảm chút nào đối với vợ chồng tôi. Vì nếu đã là tên mô hình thì cần phải có đất đai và nước thuận lợi thì mới phát triển được. Cái này với tôi lại càng xa, vì gia đình tôi ít đất mà nó lại ở lẻ tẻ mỗi nơi một ít. Thôi thì đành nói chuyện với bố mẹ dù sao cũng là một con trai trong nhà và vẫn được bố mẹ chia đất đai cho mình không nhiều cũng có một ít. Nếu như được chia rồi tôi sẽ lấy đất đổi đất để làm mô hình (tức là nhà tôi có 2 mảnh đất ở gần với 2 mảnh đất của nhà họ và ngược lại) thì tôi sẽ trao đổi với họ để lấy mảnh đất của mình đổi mảnh đất của họ để kéo lại tập trung. Tuy nhiên, ý tưởng này không thành vì quá mong manh. Đến lúc này tôi đành phải trao đổi ý tưởng làm mô hình của mình đến với chú ruột và bắt đầu có cách mới đến với tôi. Đó là chú tôi ủng hộ tôi làm mô hình. Không những ủng hộ mà còn muốn bán đất cho để tôi thực hiện ý tưởng. Khi có được thông tin này, tôi lại càng vui nhưng ngược lại cũng lại càng buồn, bởi vì giá của mảnh đất quá đắt so với một người như tôi. Mảnh đất đó rộng 3 ha, với giá là 28 triệu đồng. Đất tuy hơi dốc nhưng vẫn canh tác được ngô, lúa và tôi thì thực sự muốn có được nó. Rồi tôi lại nghĩ thêm mình sẽ trao đổi với bố xem có vay mượn được ai ít tiền không? Còn không vay mượn được thì có đồng ý bán con trâu trong nhà đi không? Vì tôi rất muốn có được nên tôi trao đổi nhẹ nhàng với bố. Rồi bố tôi thở dài và nói “ thôi con ạ, bố không vay mượn được ai đâu vả lại nhà mình chỉ có một con trâu mà bán nó đi thì sang năm lấy gì cày nương”. Nghe những câu nói của bố, tôi không biết nói gì nhưng tôi quay lại tự hỏi mình “mà tại sao mình lại không tự đi vay tiền được nhỉ” rồi lại tự hỏi là “mà mình làm cách này có đúng không.v.v.” Quanh đi quẩn lại không còn cách nào khác, tôi đành phải chia sẻ thông tin này đến với các anh chị ở Mô hình mà tôi đang học. Khi tôi chia sẻ thông tin này, mọi người rất ủng hộ tôi và bắt đầu mỗi người có hỗ trợ cho tôi vay một ít, kết quả gom lại là 20 triệu đồng, còn lại 8 triệu, tôi đã quyết tâm như một lời thúc dục đến bố mẹ để giúp mình và bố mẹ đã bán sạch cả lợn, gà trong gia đình. Cuối cùng thì tôi có được mảnh đất mà tôi mong ước có nó, khi có được mảnh đất rồi lòng tôi như nhẹ hơn nhưng lưng tôi lại cõng thêm một khoản nợ mà không biết bao giờ mới tháo gỡ được. Thôi thì đành trả dần vậy.
 
Từ khi có được mảnh đất đó, tôi đã có những tác động trong quy hoạch, thiết kế các hợp phần và bố trí cây trồng một cách có tính lôgic theo những kinh nghiệm mà tôi đã được nhìn thấy và được học tại trường. Thế là hàng năm gia đình tôi vẫn làm việc mệt nhọc nhưng đã quên đi cái nghèo khổ mà cũng không phải đi làm thuê công sức đổi ngô và thóc nữa. Bố mẹ tôi thì tuổi ngày càng cao và đã hạn chế dần về việc lên nương lên rẫy còn tôi thì cũng đã có vợ và con. Có lẽ đã đến lúc tôi phải tiếp quản thay bố mẹ một vị trí rất quan trọng trong gia đình. Bố mẹ tôi đã hoàn toàn vui vẻ khi nhìn thấy được thực sự những hoạt động của con mình làm. Khi bước vào làm một chủ gia đình nông dân, tôi mới hiểu được những công việc của một người làm cha làm mẹ “Nào là lo cơm ăn cho cả nhà, nào là lo tiền, nào là lo mặc, nào là lo việc học hành.v.v.v.” Chải qua thời gian theo năm tháng và rút ra bài học kinh nghiệm, tôi không hiểu nhiều nhưng cũng đã hiểu một ít về đời. Tôi không muốn các em trai mình và cả con mình gặp phải cái khổ như tôi. Tôi muốn các em trai tôi và con tôi trở thành người có Đức trong gia đình, trong làng bản và trong xã hội. Tôi muốn họ có cả một cuộc sống yên bình như bao người khác mà tôi luôn luôn thèm đến nó. Cho đến nay ý muốn đó đã dần hiện lên. Các em trai điều đi học theo sở thích và mơ ước riêng của mình. Có em thì đang học Sư phạm ở tỉnh, có em thì đang học Thú y ở huyện và hy vọng sau khi ra trường các em sẽ hiểu để phát huy tốt ước mơ của mình. Còn với tôi, ước mơ trở thành người Nông dân và ước mơ đó đến nay đã gần thành công một nửa. Tôi sẽ cố gắng và cố gắng hơn nữa để giành được đoạn còn lại mà tôi chưa làm đến; đó là “Biến cái mảnh đất của mình trở thành một mô hình có tính Bền vững hướng tới các sản phẩm Sinh thái ở đia phương; Trở thành nơi học tập, giao lưu trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm thực sự của người Nông dân; Liên kết và kết nối với Mạng lưới Nông dân trẻ trong nước và nước ngoài”.
 
Đúng vậy các bạn ạ! “Cuộc sống trong  đời không ai cho không cho ta nhưng cuộc sống trong đời lại luôn cho ta cơ hợi” có thể nói là để trở thành nghề nào, Nông dân hay nghề khác, không phải chỉ mồn nói hay chờ đơn thuần mà làm được mà nó phải đòi hỏi cả một quá trình tu luyện và đầy thử thách xem có thực sự chịu đựng được không? có thực sự một tình yêu trung thực và vun đáp với nghề đó không?
 
 Vàng Sín Mìn
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Hệ thống cảnh báo
HTX Nông-Lâm nghiệp và Dịch vụ Sinh thái Cao Quảng
Cách giải quyết sự không thống nhất ranh giới bản giữa bản Tha Pene và Yang, Luang Prabang, Lào
Ký ức của những người con Mã Liềng về nơi cội nguồn Khe Núng
Từ nhận thức tới hành động đảm bảo quyền của cộng đồng Gia Rai đối với đất rừng
Mạng lưới Đất Rừng - Chiến lược vì phát triển hài hoà và tự chủ
(Lào) Kinh nghiệm từ một dự án giao đất và qui hoạch sử dụng tài nguyên tại Luang Prabang
(Lào Cai) Những cánh rừng trong sương
Như một làng trong rừng… - Nguyên Ngọc
Những Giọt nước cuối cùng bị nhiễm chì tại Simacai

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved