SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE
  TRANG CHỦ   Câu chuyện  Bài viết
Đối tác
Hãy nuôi dưỡng Ý thức trồng rau, màu sạch - sản phẩm sinh thái của doanh nghiệp cộng đồng Lóng Lăn
04/09/2009
 

Để đảm bảo sức khoẻ của cộng đồng và hỗ trợ cộng đồng thoát khỏi cảnh đau ốm không đáng có do các chất hoá học gây nên, Cục trồng trọt - Bộ Nông lâm nghiệp Lào kết hợp với Hội bảo vệ sinh thái Lào và thông qua dự án RBPR (Repid Bioassay Pesticide Residues) tổ chức trưng bày hàng hoá rau màu sạch, không có chất hoá học vào cuối tháng 6/2009 tại Chợ đêm Luang Prabang.

Tham dự có ông Phó chủ tịch huyện Luang Prabang, các cán bộ Cục trồng trọt, cán bộ dự án, các cán bộ Thị trường, khách mời là đại diện các nhà hàng,khách sạn và người dân trong vùng.Rau mang về trưng bày lần này là rau của Bản Lóng Lăn, huyện Luang Prabang, gồm có: Cải hoa, Thì là, ngọn su su, cà rốt…

Người ta mời nhóm Phân tích của dự án đến phân tích rau công khai ngay tại hiện trường bằng máy hiện đại của dự án để xem trong rau màu còn dư lượng hoá chất hay không.Hai nhóm rau được đưa ra phân tích công khai: Rau tại thị trường và rau của Lóng Lăn. Kết quả cho thấy rau của Lóng Lăn là an toàn tuyệt đối 100%, tức là không có bất cứ một dư lượng hoá chất nào. Điều này làm cho người tiêu dùng an tâm, tự tin khi sử dụng rau của Lóng Lăn, vì rất an toàn, không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Rau là loại sản phẩm ngắn ngày, là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của tất cả mọi người trên thế giới. Rau sạch, an toàn trở thành sản phẩm chất lượng cao hiện nay đối với ngành trồng trọt. Rau sạch liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người, có giá trị kinh tế cao,có thể dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời trồng rau sạch có ảnh hưởng tích cực đến môi trường sinh thái.

Nuôi dưỡng ý thức trồng rau, màu sạch trong cộng đồng cần tạo ra phong trào sâu rộng trong toàn dân. Vừa an toàn cho người tiêu dùng, vừa không gây ô nhiễm môi trường, góp phần vào sự cân bằng sinh thái hiện nay.

Trồng rau màu sạch là nghề sản xuất có chi phí thấp, sử dụng những lợi thế có sẳn từ các địa phương, các kinh nghiệm của các dân tộc, các làng bản để tạo ra sản phẩm sạch nhằm nuôi duỡng gia đình, xã hội, có khả năng tự cung, tự cấp, từ đó góp phần xoá đói giảm nghèo tại các địa phương trong cả nước.

Theo Báo Paxaxon(Nhân dân)Lào - Ngày 1/7/2009

In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Hệ thống cảnh báo
HTX Nông-Lâm nghiệp và Dịch vụ Sinh thái Cao Quảng
Cách giải quyết sự không thống nhất ranh giới bản giữa bản Tha Pene và Yang, Luang Prabang, Lào
Ký ức của những người con Mã Liềng về nơi cội nguồn Khe Núng
Từ nhận thức tới hành động đảm bảo quyền của cộng đồng Gia Rai đối với đất rừng
Mạng lưới Đất Rừng - Chiến lược vì phát triển hài hoà và tự chủ
(Lào) Kinh nghiệm từ một dự án giao đất và qui hoạch sử dụng tài nguyên tại Luang Prabang
(Lào Cai) Những cánh rừng trong sương
Như một làng trong rừng… - Nguyên Ngọc
Những Giọt nước cuối cùng bị nhiễm chì tại Simacai

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved