SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL MEKONG DMP
  TRANG CHỦ   Câu chuyện  Bài viết
Đối tác
Qui hoạch chăn nuôi lợn cộng đồng của bản Lóng Lăn
04/09/2009
 

Khu chăn nuôi lợn cộng đồng là một trong 7 vùng kinh tế-sinh thái - văn hóa thuộc qui hoạch truyền thống của Lóng Lăn từ khi người H'mông về định cư (1975).

Khu chăn nuôi lợn cộng đồng là quá trình quan sát, học tập và nhận dạng thế mạnh của tự nhiên thông qua quá trình đồng quyết định của toàn bản. Theo ý kiến của người dân, khu chăn thả lợn này được thành lập nhằm đạt được các mục tiêu. Thứ nhất là khắc phục t́nh trạng ô nhiễm môi trường trong bản. Trước đây, người dân trong bản thường chăn lợn theo kiểu thả dông. Vì vậy, lợn phóng uế bừa bãi làm mất vệ sinh làng bản và phá hoại cây trồng. Thứ hai, việc chăn thả lợn tập trung như vậy sẽ giúp cộng đồng kiểm soát được t́nh h́nh bệnh dịch. Thứ ba, do việc chăn thả tập trung, mọi người có điều kiện giúp đỡ nhau do đó tăng tính đoàn kết trong cộng đồng.

Khu chăn thả lợn cộng đồng của Lóng Lăn có hai vùng. Những vùng này được bố trí ngay dưới chân núi, dưới những tán cây rừng rậm rạp và khe đá giúp cho lợn có thể tránh nắng, mưa dễ dàng. Đồng thời, để tiện cho việc chăm sóc, hai vùng chăn thả cộng đồng này được bố trí ngay bên cạnh bản.

Vùng thứ nhất là để nuôi lợn đẻ. Vùng này có khoảng 10 ha được bao bọc vởi hệ thống hàng rào xanh. Trong đó, người dân làm các lều bằng lá cây rừng để lợn có thể trú mưa, tránh nắng. Với việc qui hoạch mở như vậy, lợn có thể tự do đi lại tìm kiếm thức ăn trong rừng tự do. Đặc biệt là mỗi khi lợn bị ốm, chúng tự đi kiếm những loài cây có khả năng kháng và chữa bệnh. Do vậy, việc chăn thả lợn dưới những tán rừng là đi theo quá tŕnh sinh trưởng, phát triển và thích nghi một cách tự nhiên. Các con lợn sẽ tự điều chỉnh với môi trường tự nhiên xung quanh. Một điều đặc biệt là những con lợn ở đây rất thông minh. Chúng biết nhận dạng chủ nhân của ḿnh mỗi khi chủ nhân của chúng mang thức ăn đến. Những con lợn của gia đình khác không bao giờ đến tranh ăn.

Vùng thứ hai là nơi nuôi lợn thịt. Nơi đây, người dân phải làm chuồng để nhốt vỗ béo. Lợn ở vùng này được nuôi chủ yếu để giết thịt vào dịp tết truyền thống của người H'mông-bản Lóng Lăn (vào tháng 11 hoặc 12 hàng năm).

In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Hệ thống cảnh báo
HTX Nông-Lâm nghiệp và Dịch vụ Sinh thái Cao Quảng
Cách giải quyết sự không thống nhất ranh giới bản giữa bản Tha Pene và Yang, Luang Prabang, Lào
Ký ức của những người con Mã Liềng về nơi cội nguồn Khe Núng
Từ nhận thức tới hành động đảm bảo quyền của cộng đồng Gia Rai đối với đất rừng
Mạng lưới Đất Rừng - Chiến lược vì phát triển hài hoà và tự chủ
(Lào) Kinh nghiệm từ một dự án giao đất và qui hoạch sử dụng tài nguyên tại Luang Prabang
(Lào Cai) Những cánh rừng trong sương
Như một làng trong rừng… - Nguyên Ngọc
Những Giọt nước cuối cùng bị nhiễm chì tại Simacai

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved