SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE
  TRANG CHỦ   Đồng quản trị  Bài viết
Chủ Quyền Sinh Kế
Tổng quan
Đồng quản trị
Luật tục
Tín ngưỡng
Đối tác
Si Ma Cai - Lào Cai: Minh bạch đối với Quyền đất rừng quyết định sự bình đẳng trong Dịch vụ Môi trường Rừng
27/12/2013
 
Sau hơn hai năm triển khai giao đất, giao rừng thí điểm dựa vào cộng đồng đến nay xã Lùng Sui (huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai) chính thức được lựa chọn làm điểm triển khai thí điểm Chương trình chi trả Dịch vụ Môi trường Rừng (DVMTR) cho các chủ rừng là các hộ gia đình và  cộng đồng. Đây là điểm đầu tiên trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai các hộ gia đình và cộng đồng được nhận tiền DVMTR.

Biển báo khu vực thực hiện DVMTR tại xã Lùng Sui

Ngày 26/12/2013 tại UBND xã Lùng Sui, UBND huyện Si Ma Cai phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng (BV&PTR) Lào Cai tổ chức Hội nghị thực hiện thí điểm chi trả DVMTR cho các chủ rừng là gia đình và cộng đồng 8 thôn người Hmông tại xã Lùng Sui năm 2012 và 2013 theo Nghị định 99/2010/NĐ - CP ngày 29/9/2010 và Quyết định 2284/QĐ - TTg ngày 13-12-2010 của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR.

Hội nghị có sự tham gia của đại diện cộng đồng người Hmông tại 8 thôn của xã Lùng Sui, lãnh đạo 13 xã thuộc huyện Si Ma Cai, UBND và các Phòng ban chuyên môn huyện Si Ma Cai, Chi Cục Kiểm Lâm Lào Cai, Qũy BV&PTR tỉnh Lào Cai và Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI).

Hiện nay, Lào Cai có 69 đơn vị thuộc đối tượng phải chi trả tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh, trong đó có 42/69 đơn vị thực hiện ký kết hợp đồng ủy thác gồm 12 nhà máy thủy điện, 1 đơn vị sản xuất và cung ứng nước sạch, 22 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch với tổng số tiền phải chi trả khoảng 17 tỷ đồng / năm. Theo đó, năm 2012 và 2013 toàn tỉnh đã tiến hành thu được khoảng 21 tỉ đồng từ dịch vụ này.

Trên cơ sở số tiền đã thu được, theo kế hoạch năm 2013 Quỹ BVPTR Lào Cai sẽ tiến hành chi trả 17 tỷ đồng cho 14 chủ rừng là tổ chức và ủy thác cho Hạt Kiểm lâm 9 huyện, thành phố chi trả tiền DVMTR cho hàng chục nghìn hộ dân đang quản lý, chăm sóc, bảo vệ hơn 97 nghìn ha rừng trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Giám đốc Quỹ BV&PTR Lào Cai, số tiền này sẽ còn tiếp tục tăng khi có thêm nhiều đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ chi trả DVMTR trong những năm tới. Tuy nhiên, ông cũng cho biết ngoài khó khăn trong việc thu tiền từ các đối tượng phải tri trả DVMTR, thì công tác giải ngân khoản tiền này hiện đang gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt liên quan tới sự chồng chéo đất rừng giữa các chủ rừng vẫn chưa được giải quyết rõ ràng trên thực tế.

Lấy một đơn cử như huyện Si Ma Cai, là địa bàn được xác định nằm trong lưu vực của Sông Chảy, thuộc phạm vi phải chỉ trả DVMTR của Công ty Thủy điện Bắc Hà và Công ty Thủy điện Thác Bà. Trong 2 năm qua, tỉnh đã thu được 11,9 tỉ đồng tiền DVMTR từ các thủy điện để chi trả cho các chủ rừng trong lưu vực này. Tuy nhiên, Quĩ BV&PTR Lào Cai mới chỉ sử dụng số tiền này để thực hiện việc chi tạm ứng cho các Ban quản lý Rừng phòng hộ và Hạt Kiểm lâm Si Ma Cai để làm công tác thực hiện rà soát và chi trả cho các hộ gia đình nhận khoán. Toàn huyện có 13 xã thì Lùng Sui là đơn vị đầu tiên được tiến hành chi trả trực tiếp tiền DVMTR tới chủ rừng gồm các hộ gia đình và cộng đồng.

Ông Trương Mạnh Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai, đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo Quản lý, Bảo vệ và Phát triển rừng của huyện cho rằng việc chi trả DVMTR là một chính sách lớn của chính phủ, góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững ngành lâm nghiệp trong giai đoạn mới. Song, hiện nay việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách này tại từng địa phương đang gặp nhiều khó khăn và bất cập. Trong đó, việc chồng lấn ranh giới giữa các chủ rừng cũng như việc chồng chéo quyền sử dụng đất rừng là một trong những bất cập cơ bản nhất. Nếu không giải quyết thỏa đáng và minh bạch được các vướng mắc này thì khó có thể thực hiện được chi trả DVMTR hiệu quả.

Ông Hùng cho biết thêm, trên cả tỉnh Lào Cai thì Lùng Sui là xã đầu đầu tiên được tiến hành chi trả DVMTR cho phạm vi chi trả đến hộ gia đình và cộng đồng. Toàn xã đã được tiến hành rà soát, giải quyết dứt điểm các chồng chéo vướng mắc về ranh giới giữa các chủ rừng. Để có được kết quả này, từ năm 2011 đến nay với hỗ trợ và tư vấn về phương pháp tiếp cận từ Viện SPERI, UBND huyện Si Ma Cai đã phối hợp với Chi cục Phát triển Lâm nghiệp Lào Cai tiến hành thí điểm giao đất gắn với giao rừng dựa vào cộng đồng tại 8 thôn xã Lùng Sui. Mọi chồng lấn về đất rừng giữa các chủ rừng đã được giải quyết triệt để. Việc các hộ gia đình, cộng đồng và chủ thể khác nhận quyền quản lý đối với các diện tích đất và rừng được giao là căn cứ quan trọng nhất để Qũi BV&PTR Lào Cai xác định và tiến hành chi trả DVMTR cho cộng đồng người dân và cộng đồng ở Lùng Sui.
 
Người dân xã Lùng Sui kiểm tra danh sách các chủ rừng được hưởng DVMTR

Sau khi kết thúc hội nghị, người dân tại các thôn bản trong xã Lùng Sui nhận được tiền từ DVMTR của năm 2012 theo Quyết định của UBND huyện Si Ma Cai số 828/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2013. Theo đó, 231 chủ rừng gồm 226 hộ gia đình và 5 cồng đồng đã được nhận số tiền từ DVMTR của năm 2012.

Ông Hảng Seo Vềnh - Phó bí thư Đảng ủy xã Lùng Sui cho biết: "Đảng bộ và nhân dân xã Lùng Sui rất vinh dự được chọn là đơn vị đầu tiên tổ chức thực hiện thí điểm chi trả tiền DVMTR. Đây sẽ là động lực để người dân tích cực hơn nữa trong công tác quản lý và bảo vệ rừng trong thời gian tới".

Mặc dù số tiền DVMTR trên đây không lớn, nhưng nó mang nhiều ý nghĩa đối với người dân xã Lùng Sui. Bên cạnh việc một lần nữa không chỉ khẳng định tính minh bạch đối với quyền quản lý, sử dụng mà còn là quyền hưởng lợi một cách bình đẳng của các hộ gia đình, cộng đồng trên những diện tích đất và rừng được giao. Theo ông Thịnh - Phó Giám đốc Quỹ BV&PTR Lào Cai thì mô hình giao đất giao rừng dựa vào cộng đồng và DVMTR tại Lùng Sui cần được nghiên cứu kĩ để nhân rộng ra các địa bàn khác trong tỉnh.

SPERI
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
HEPA-Đồng quản trị hệ Sinh thái rừng Sông Ngàn Phố
Ánh Sáng Của Nghị Định 80 Theo Góc Nhìn Của Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Chính Sách Xã Hội
Tham vấn Chuyên gia Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) tại Hội đồng Dân tộc Quốc Hội. 18.08.2022
Tổng hợp 17 Điều do Liên minh LISO tư vấn góp ý kiến đã được chấp nhận trong Luật Lâm Nghiệp số 16/2017/QH14
Lễ tổng kết và kí bản ghi nhớ chương trình hợp tác phát triển giữa Sở Nông Lâm nghiệp Luang Prabang và CHESH Lào
Bản đồ điện tử chủ quyền sinh kế của bản Thapene tại Luang Prabang, CHDCND Lào
Bản đồ Chủ quyền Sinh kế của các cộng đồng dân tộc thiểu số hỗ trợ bởi Viện SPERI
Lễ bàn giao GCN quyền sử dụng đất rừng cho cộng đồng dân tộc Rơ Ngao làng Đăk Wơk, Đăk Yo và Kơ Tu xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
Hội nghị triển khai mở rộng phương pháp GĐGR dựa vào luật tục và cộng đồng tại xã Phìn Ngan, tỉnh Lào Cai
Sau 30 năm rừng và đất lâm nghiệp xã Đồng Thắng đã có chủ!

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved