SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL MEKONG DMP
  TRANG CHỦ   Diễn đàn  Bài viết
Đối tác
Hội thảo báo cáo kết quả xây dựng qui chế cộng đồng trong quản lý và phát triển rừng và đất rừng vùng đầu nguồn Kuangsi, Luang Prabang, Lào
05/10/2016
 
Vùng đầu nguồn Kuangsi có vị trí địa lý hết sức quan trọng không chỉ về mặt môi trường sinh thái, đầu nguồn nước mà là không gian văn hoá, sinh kế của hơn 5.000 người thuộc các tộc người như Hmông, Khơ Mú, Lào Lùm, Lư… thuộc 7 bản huyện Luang Prabang, Xiêng Ngân và Mường Nan tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào. Do đó, nhiều đời nay, các tộc người sinh sống trong vùng đầu nguồn này đã hình thành các qui định luật tục để quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển 104 khu rừng cộng đồng, đặc biệt là rừng tâm linh. Đây là những trung tâm không gian văn hoá và sinh kế của các tộc người để từ đó niềm tin tín ngưỡng thông qua các nghi lễ thờ phụng Thần thiên nhiên, chuẩn mực đạo đức, cấu trúc cộng đồng và hành vi ứng xử của người dân với rừng, đất, nước được hình thành và lưu truyền qua bao thế hệ.


Hội thảo báo cáo xây dựng qui chế cộng đồng dựa vào luật tục ngày 5.10.2016 (Ảnh: CHESH Lào)
 
Sáng ngày 05/10/2016 tại trụ sở UBND huyện Luang Prabang đã diễn ra Hội thảo báo cáo và thông qua Quy chế quản lý rừng cộng (QLRCĐ) của bảy bản vùng đầu nguồn thác Kuangsi thuộc ba huyện Luang Prabang, Mường Nan và Xiêng Ngân. Đây là một trong chuỗi các hoạt động trong Chương trình hợp tác giữa UBND huyện Luang Prabang, Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Luang Prabang (PAFO) và CHESH Lào / Viện SPERI về triển khai nghiên cứu và hỗ trợ quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất, rừng đầu nguồn thác Kuangsi.

Hội thảo có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội, môi trường và sinh kế của các tộc người sinh sống trong vùng đầu nguồn Kuangsi nên đã thu hút sự quan tâm của lãnh đạo, cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp cấp tỉnh, các huyện vùng dự án, đại diện người dân 07 bản và cơ quan báo chí địa phương như UBND tỉnh Luang Prabang, PAFO, Phòng Nông Lâm nghiệp và Hội người Hmông Luang Prabang.

Đại diện tổ kỹ thuật và lãnh đạo bảy bản đã báo cáo kết quả về việc xây dựng qui chế cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và đất rừng vùng đầu nguồn Kuang Si. Các bản qui chế này đã được người dân, lãnh đạo các bản, các ban ngành chuyên môn và chính quyền huyện Luang Prabang, Xiêng Ngân và Mường Nan cùng nhau thảo luận và xây dựng trên cơ sở những phong tục tập quán tốt đẹp của các tộc người. Đồng thời Hội thảo cũng thảo luận giải pháp tháo gỡ các khó khăn để đáp ứng hiệu quả những nhu cầu thực tiễn cũng như mục tiêu đề ra ban đầu. Điển hình như bản Lóng Lầu May, do là bản mới thành lập nên vùng đất chăn nuôi gia súc chưa đáp ứng được yêu cầu vì số lượng đang gia súc trong bản lớn. Vì vậy, bản Lóng Lầu đã đề nghị chính quyền huyện, tỉnh cho phép chuyển đổi một số khu vực rừng sử dụng thành đất chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu về thức ăn cho đàn gia súc.

Người dân bản Tha Pene, đầu nguồn thác Kuangsi thảo luận xây dựng qui chế cộng đồng quản lý rừng và đất rừng (Ảnh: CHESH Lào)
 
Chủ trì và lắng nghe báo cáo, các ý kiến đại diện các bản, ông Xay Xa Mon - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Luang Prabang đánh giá cao hoạt động lồng ghép Luật tục và Luật pháp trong đồng quản lý rừng và đất rừng, đặc biệt tại khu vực rừng đầu nguồn có vai trò quan trọng và xung yếu của tỉnh như Kuangsi. Ông cũng cho rằng Luật pháp hay Luật tục đều được xây dựng bởi người dân trên cơ sở thực tiễn khách quan. Do đó, việc quản lý và sử dụng rừng và đất rừng như thế nào là do các cộng đồng chủ động họp dân để cùng nhau bàn bạc, thảo luận và quyết định. Việc bản Lóng Lâu thiếu đất chăn nuôi thì có thể tìm nguồn đất khác chuyển đổi. Tuy nhiên, Phòng Nông nghiệp ba huyện Luang Prabang, Xiêng Ngân, Mường Nan và lãnh đạo các bản cần phối kết hợp với CHESH Lào / Viện SPERI cần tiếp tục nghiên cứu các giải pháp phù hợp nhất để lập phương án chuyển đổi khi cần thiết đáp ứng phát triển kinh tế và môi trường bền vững, tránh tình trạng lợi dụng để phá hoại rừng hoặc chuyển đổi mục đích trồng cây công nghiệp. Mặt khác, người dân các bản vùng đầu nguồn thác Kuangsi cần tiến tới tự chủ để quản lý nguồn tài nguyên rừng tốt hơn, bền vững hơn.

CHESH Lào
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Khi chính quyền và cơ quan chuyên chính đồng cảm với dân - tin nóng tại Lóng Lăn
Tọa đàm Tổng kết và kiến nghị của MECO-ECOTRA vì an toàn sinh kế và hạnh phúc cộng đồng
Đào tạo khung lý thuyết về Sinh kế và Chủ quyền sinh kế
Tọa đàm về chính sách và thực tiễn trong công tác giao đất giao rừng
Hơn một thập kỷ giao đất – giao rừng: nhìn từ Quảng Nam
Bài học trong Lồng ghép Luật tục trong Giao đất giao rừng ở cộng đồng
Hội thảo chuyên đề giao đất giao rừng dựa vào cộng đồng
SPERI trả lời phóng vấn trên kênh truyền hình VTC10
Đóng góp và chia sẽ các nội dung tư tưởng cần thay đổi tại bộ Luật Đất đai 2013
Số 75/CV- SPERI về việc tiếp tục góp ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved