SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
  TRANG CHỦ   Diễn đàn  Bài viết
Đối tác
SPERI trả lời phóng vấn trên kênh truyền hình VTC10
06/01/2014
 
1. Tại sao Viện SPERI lại lựa chọn các đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao làm đối tượng nghiên cứu trọng điểm?

 Lễ Buột Tốn May của người Lào Lùm tại tỉnh Luang Prabang, Lào

Ba lý do có nền cơ sở thực tiễn và lý luận giúp cho Viện SPERI quyết định lựa chọn cho mình đối tác dân tộc thiểu số tiểu vùng Mêkong để song hành trên con đường phát triển cộng đồng dựa trên lý thuyết Sinh thái Nhân văn Sinh học.
 
1) Dân tộc thiểu số sống trên vùng cao là những người tích lũy được nhiều tri thức tộc người và tri thức địa phương trong sử dụng, bảo vệ và phát triển nguồn tài sản vùng cao (vốn đa dạng sinh thái rừng mưa nhiệt đới vô giá của một quốc gia). Nguồn tài sản này là trụ cột quyết định vận mệnh và sự trường tồn của mọi quốc gia trong tiểu vùng Mekong.
 
2) Sinh thái vùng cao là hệ sinh thái đặc thù - là nôi phù sa vô tận chảy về các hệ  sinh thái đồng bằng và đô thị để giữ cân bằng hệ thống kinh tế sinh thái và hài hòa về chính trị xã hội cho toàn quốc gia. 
 
3) Dân tộc thiểu số và hệ sinh thái vùng cao là hai trụ cột đảm trọng chức năng như âm và dương trong xu thế phát triển tự chủ, an toàn và bền lâu của mọi Quốc gia nằm trong vùng địa kinh tế chính trị tiểu vùng Mêkong.
 
2. Sau 20 năm hoạt động, thành tựu lớn nhất mà SPERI đem đến cho các đối tượng nghiên cứu đó là gì? 
 
Có  5 chỉ số đạt được sau 20 năm SPERI đã thành công trong việc tạo quyền cho các dân tộc thiểu số miền núi, gồm:
 
a) Thay đổi được vị thế xã hội, chính trị và kinh tế của Phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua Điều 48 . Điểm 3b và 3c của Luật Đất đai 2003 của Việt Nam. 
 
b) Tạo cơ hội và các điều kiện cơ bản nhất cho đồng bào dân tộc thiểu số hình thành nên 6 mạng lưới chuyên đề:
  • Luật tục trong quản trị cộng đồng và quản lý TNTN;
  • Quyền cộng đồng trong quản trị các cánh rừng thiêng;
  • Canh tác sinh thái trong qui hoạch sử dụng đất và an toàn sinh kế;
  • Tri thức thuốc nam trong chăm  sóc sức khỏe cộng đồng và bảo tồn tính đa dạng văn hóa sinh học;
  • Chương trình đào tạo Nhà nông Sinh thái - Dạy bằng cách tự học, Học bằng cách tự thực hành vì chiến lược phân quyền và dân chủ;
  • Tri thức của phụ nữ trong thêu dệt thủ công mỹ nghệ truyền thống và quản trị kinh tế hộ gia đình.
Tất cả các chuyên đề trên đây đã tạo ra sinh kế tự chủ có ý nghĩa thiết thực trong đời sống hàng ngày của đồng bào nhằm củng cố và duy trì tính tự tin, tự chủ và tự phát triển "Chủ quyền Sinh kế" trên trên rừng và đất của mình.  
 
Hơn 40.000 ha đất và rừng được giao và khẳng định chủ quyền bởi hơn 10,000  hộ gia đình, cộng đồng và các nhóm hội sở thích liên quan đến 6 mạng chuyên đề về sinh kế tự chủ cấp hộ, cấp cộng đồng thôn bản, các nhóm hội sở thích tại các vùng hoạt động của SPERI tại Việt Nam và Lào.
 
c) Thiết lập đuợc một hệ thống mạng lưới các mô hình thực hành về phụng dưỡng thiên nhiên thông qua hệ thống cánh tác sinh thái cấp hộ gia đình, cấp cộng đồng, cấp liên vùng và cấp liên quốc gia ngay sau khi các hộ và các cộng đồng khẳng định xong quyền đất và rừng. 
 
d) Chuyển giao hành vi, kỹ năng quản trị và hệ thống phương pháp luận canh tác sinh thái cho đội ngũ kế cận trẻ dân tộc thiểu số tiếp tục vận hành và phát triển tại các mô hình đào tạo thực hành canh tác sinh thái ở các qui mô hộ, cộng đồng, vùng và liên quốc gia.
 
e) Thúc đẩy ngày càng mạnh và hiệu quả mạng lưới Nông dân Nồng cốt liên quốc gia tiểu vùng Mêkong song hành Chương trình Nông nghiệp Hữu cơ Châu Á (Towards Organic Asia) với chiến lược giàu hóa giá trị truyền thống trong sứ mệnh nuôi dưỡng hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới bởi tín ngưỡng và nghi lễ phụng dưỡng thiên nhiên nơi mà ở đó cả dân tộc thiểu số và hệ sinh thái rừng đang khắc khoải trước toàn cầu hóa ồ ạt.
 
3. Động lực gì thúc đẩy SPERI dự định mở rộng phạm vi hoạt động trong những năm tới và sẽ mở rộng đến đâu?
 
Phạm vị hoạt động phủ khắp tiểu vùng Mêkong và sẽ tiếp tục hợp tác với các tộc người bản địa vùng Amazon, Châu phi và Châu Á Thái bình dương.
 
4. Hoạt động trong một phạm vi rộng như vậy SPERI có gặp khó khăn gì không?
 
SPERI gặp khó khăn về ngôn ngữ khi giao tiếp với các tộc người. SPERI không có mong muốn gì hơn từ phía Nhà nước vì thực tế từ những năm 1990 lại nay. Nhà nước Việt nam và Lào luôn mở cửa cho SPERI hoạt động trên lĩnh vực quan tâm dưới phương pháp luận do SPERI đúc rút được từ các cộng đồng và đặc biệt là được tự do kiểm nghiệm và soi chiếu những khái niệm, những định nghĩa và lý thuyết của chính mình từ việc liên tục tổng kết từ thực tiễn và đối tượng nghiên cứu trong tiểu vùng Mekong.
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Hội thảo báo cáo kết quả xây dựng qui chế cộng đồng trong quản lý và phát triển rừng và đất rừng vùng đầu nguồn Kuangsi, Luang Prabang, Lào
Khi chính quyền và cơ quan chuyên chính đồng cảm với dân - tin nóng tại Lóng Lăn
Tọa đàm Tổng kết và kiến nghị của MECO-ECOTRA vì an toàn sinh kế và hạnh phúc cộng đồng
Đào tạo khung lý thuyết về Sinh kế và Chủ quyền sinh kế
Tọa đàm về chính sách và thực tiễn trong công tác giao đất giao rừng
Hơn một thập kỷ giao đất – giao rừng: nhìn từ Quảng Nam
Bài học trong Lồng ghép Luật tục trong Giao đất giao rừng ở cộng đồng
Hội thảo chuyên đề giao đất giao rừng dựa vào cộng đồng
Đóng góp và chia sẽ các nội dung tư tưởng cần thay đổi tại bộ Luật Đất đai 2013
Số 75/CV- SPERI về việc tiếp tục góp ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved