SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE
  TRANG CHỦ   Đồng quản trị  Bài viết
Chủ Quyền Sinh Kế
Tổng quan
Đồng quản trị
Luật tục
Tín ngưỡng
Đối tác
(Kon Tum) Vấn đề trong cấp đất sản xuất tại khu TĐC xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy
03/02/2013
 


Xã Hơ Moong được thành lập vào ngày 22/3/2006 theo Nghị định số 28/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Khi mới thành lập, xã có 860 hộ, 4.327 khẩu; trong đó có 748 hộ thuộc diện tái định cư. Hiện nay toàn xã có 1.060 hộ, 6.030 khẩu; trong đó 91% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào dân tộc Ba Nah và Gia Rai. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 6.903 ha. Địa hình của xã bị bao bọc bởi lòng hồ thủy điện và các dãy núi cao dốc.

Trên cơ sở quy hoạch xây dựng để tái định cư cho 749 hộ đã được phê duyệt phải di dời khỏi vùng ngập, mỗi hộ tái định cư được cấp 400m2 đất ở, 1,0 đến 1,2 ha đất sản xuất và 600m2 đến 1.000m2 đất lúa nước.

Từ 2005 đến năm 2006, kế hoạch di dời về nơi ở mới cho đồng bào tại định cư của xã được thực hiện. Trong những năm đầu do nhiều nguyên nhân nên khi chia đất sản xuất nông nghiệp chỉ giải quyết được cho 576 hộ tái định cư với 663 ha. Còn lại 172 hộ không có qũy đất để giải quyết mặc dù vẫn còn khoảng 275 ha (số liệu của chủ đầu tư) đã khai hoang nhưng nhân dân không nhận vì lý do đất xấu, không phù hợp với việc sản xuất cây nông nghiệp và trình độ canh tác của nhân dân. Các vấn đề trên đã ảnh hưởng đến sự ổn định của khu tái định cư.

Để giải quyết khắc phục những tồn tại trên, trong những năm qua, lãnh đạo tỉnh Kon Tum, Ban quản lý dự án Thủy điện 4 đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để khắc phục. Đối với đất sản xuất, trong 172 hộ không có đất sản xuất đã giải quyết cho 161 hộ. Cụ thể BQL DA Thủy điện 4 đã góp vốn với UBND tỉnh để tái định cư lại cho 56 hộ (28,5 tỉ đồng). Vận động nhân dân nhận đất xấu với giải pháp tăng diện tích và hỗ trợ kinh phí để cải tạo đất. Một số hộ nhận tiền (quy đổi đơn giá của 1 đến 1,2 ha) để tự cân đối đất quỹ đất.

Bên cạnh đó đã giải quyết các trường hợp thiếu xót trong quá trình lập hồ sơ đền bù, diện tích đất ngập thêm trên cao trình (đã chi trả 1,1 tỉ đồng). Hỗ trợ ngưng sản xuất với kinh phí 4,7 tỉ đồng, BQL DA Thủy điện 4 đã chuyển 1,3 tỉ để nâng cấp đập thủy lợi…

Tổng kinh phí khắc phục những tồn tại của BQL DA TĐ4 trong những năm qua ước 35,6 tỉ đồng, chưa tính các nguồn của tỉnh đầu tư khắc phục những tồn đọng về nước sinh hoạt, xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục, nâng cấp đường giao thông… ước khoảng 10 tỉ đồng.

Đối với đất lâm nghiệp, toàn xã chỉ còn lại 1.200 ha đất rừng nhưng chủ yếu là rừng nghèo kiệt. Do đó nhân dân đã khai hoang để sản xuất cây ngắn ngày nhưng hiệu quả kinh tế rất thấp. Tuy nhiên, trong dự án tái định cư không có kế hoạch giao đất rừng cho người dân di dời.

Toàn bộ diện tích đất rừng nghèo còn lại là 1.200ha do nhân dân tự khai hoang đã được kê khai, xác định và tiến hành đo đạt để lập hồ sơ đề nghị cấp Quyền sử dụng đất vào năm 2013. Tuy nhiên, đối với diện tích đất này rất cần có sự đầu tư để trồng rừng nguyên liệu hoặc phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như cải tạo môi trường, nguồn nước… nhằm tăng thu nhập cho hộ gia đình ổn định cuộc sống nơi tái định cư.

Qua 6 năm tái định cư cho 749 hộ tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum về cơ bản tình hình ANCT, TTATXH luôn được giữ vững. Kinh tế có những bước phát triển bền vững. Toàn xã đã trồng mới 800 ha cây công nghiệp như cao su, cà phê, hơn 200 ha bời lời.

Tuy nhiên từ thực tế của quá trình triển khai tổ chức thực hiện tái định cư cho 748 hộ còn một số tồn tại.

Thứ nhất: Định mức đất sản xuất nông nghiệp cho 1 hộ tái định cư từ 1.0 đến 1,2 ha, 600 đến 1.000m2 ruộng nước là quá ít để các hộ phát triển kinh tế. Trong khi thực tế 01 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thường trung bình từ 5 đến 7 khẩu, nhiều hộ có 8 đến 12 khẩu. Do đó, có một số hộ phát đất rừng nghèo để sản xuất nhưng hiệu quả thấp vì chỉ trồng được câp sắn và lúa rẫy.

Thứ hai: Đối với đất ở, do bố trí theo quy định và quy hoạch 01 hộ được cấp 400m2 đất ở nên không gian sinh hoạt của hộ gia đình và cộng đồng hết sức chật chội, không phù hợp kể cả phát triển kinh tế vườn, chưa nói đến việc tự cân đối đất ở khi các con lập gia đình trong khi quy hoạch khu tái định cư không có đất dự phòng.

Thứ ba: Ngoài diện tích đất sản xuất nông nghiệp được cấp theo định mức thì diện tích nhân dân tự khai phá, chủ yếu là rừng nghèo kiệt để trồng các loại cây ngắn ngày với hiệu quả kinh tế thấp, trong khi chưa có các dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu đa mục đích.

Thứ tư: Cơ chế chính sách đầu tư cho các vùng tái định cư chưa đủ mạnh, chưa khép kín để nhân dân tái định cư sớm có điều kiện ổn định cuộc sống. Hiện tại chỉ thực hiện cấp đất ở, xây nhà, cấp đất sản xuất, hỗ trợ lương thực… chưa có kế hoạch hậu tái định cư giúp các cấp chính quyền chủ động đầu tư để nhân dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Với những thực trạng trên của xã, chính phủ cần xem xét để chia từ 20.000 đến 3.000 m2 đất ở cho các hộ tái định cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn liền với đất sản xuất (từ 2.000 đến 3.000m2); đối với đất sản xuất nông nghiệp từ 2 đến 3 ha; đối với đất ruộng 02 vụ từ 1.000m2 trở lên.

Đối với đất nương rẫy tự khai hoang sớm cấp Quyền sử dụng đất; có kế hoạch trồng rừng nguyên liệu đa mục đích với kinh phí hỗ trợ từ ngành điện, của chủ đầu tư đối với các khu TĐC cho đồng bào nói chung và nhân dân xã Hơ Moong nói riêng. Chủ đầu tư, Tập đoàn Điện lực phải có kế hoạch, kinh phí để phát triển kinh tế hậu tái định cư, trong đó có cả kế hoạch hỗ trợ cho nhân dân trồng rừng nguyên liệu ở diện tích đất núi đồi trọc, rừng nghèo…để trả lại diện tích rẫy đã bị mất.

<span style="Times New Roman" ;font-weight:normal;"="">Nguyễn Văn Niệm
(Tham luận trong Hội thảo:Quản lý và sử dụng đất đai tại cộng đồng dân tộc thiểu số Việt nam ngày 1/11/2012 do SPERI/CODE/CIRUM tổ chức)
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
HEPA-Đồng quản trị hệ Sinh thái rừng Sông Ngàn Phố
Ánh Sáng Của Nghị Định 80 Theo Góc Nhìn Của Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Chính Sách Xã Hội
Tham vấn Chuyên gia Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) tại Hội đồng Dân tộc Quốc Hội. 18.08.2022
Tổng hợp 17 Điều do Liên minh LISO tư vấn góp ý kiến đã được chấp nhận trong Luật Lâm Nghiệp số 16/2017/QH14
Lễ tổng kết và kí bản ghi nhớ chương trình hợp tác phát triển giữa Sở Nông Lâm nghiệp Luang Prabang và CHESH Lào
Bản đồ điện tử chủ quyền sinh kế của bản Thapene tại Luang Prabang, CHDCND Lào
Bản đồ Chủ quyền Sinh kế của các cộng đồng dân tộc thiểu số hỗ trợ bởi Viện SPERI
Lễ bàn giao GCN quyền sử dụng đất rừng cho cộng đồng dân tộc Rơ Ngao làng Đăk Wơk, Đăk Yo và Kơ Tu xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
Hội nghị triển khai mở rộng phương pháp GĐGR dựa vào luật tục và cộng đồng tại xã Phìn Ngan, tỉnh Lào Cai
Si Ma Cai - Lào Cai: Minh bạch đối với Quyền đất rừng quyết định sự bình đẳng trong Dịch vụ Môi trường Rừng

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved