SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
  TRANG CHỦ   Đồng quản trị  Bài viết
Chủ Quyền Sinh Kế
Tổng quan
Đồng quản trị
Luật tục
Tín ngưỡng
Đối tác
(Quảng Bình) Đảm bảo đất rừng đối với tộc người Mã Liềng tại Tuyên Hóa
21/02/2013
 

Thời gian qua Trung tâm Nghiên cứu Kiến thức bản địa và Phát triển (CIRD) đã tiến hành nghiên cứu khảo sát đánh giá nhu cầu về đất và rừng tại các bản người Mã Liềng như Kè, Cáo, Chuối, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Một trong những bất cập phát hiện từ chuyến nghiên cứu là người Mã Liềng tại bản Cáo thiếu đất sản xuất, đất rừng một cách trầm trọng. Cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, đói nghèo kéo dài triền miên trong nhiều năm. Trong khi đó đất và rừng tại các bản người Mã Liềng đều thuộc quản lý của Lâm Trường Tuyên Hóa, nay là BQL rừng phòng hộ Tuyên Hóa.

Sau gần bốn tháng nghiên cứu và vận động chính quyền các cấp với sự tham gia của người dân, các chuyên gia và cơ quan chức năng địa phương, ngày 20 tháng 2 năm 2013 UBND tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định số 381 /QĐ-UBND thu hồi toàn bộ đất tại tiểu khu 34B với diện tích là 2.231.164 m2 đất có rừng tự nhiên sản xuất của BQL Rừng phòng hộ Tuyên Hóa giao về cho xã Lâm Hóa quản lý, theo đó sẽ xét giao lại cho các hộ dân người Mã Liềng thiếu đất sản xuất có nhu cầu sử dụng. Vị trí khu đất thu hồi được xác định theo tờ trích đo chỉnh lý địa chính thửa đất số 3 và 5, thuộc Tờ bản đồ số 13, xã Lâm Hóa, tỷ lệ 1/10.000 do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất lập ngày 10 tháng 01 năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường công nhận tháng 01/2013.

Đây là kết có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ quyền của người dân Mã Liềng đối với đất và rừng, góp phần duy trì các giá trị văn hóa truyền thống của người Mã Liềng trên chính mảnh đất mà bản chất là của họ từ lâu nay, đảm bảo duy trì và phát huy, ổn định cuộc sống bền vững của một tộc người đang có nguy cơ mai một.

In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
HEPA-Đồng quản trị hệ Sinh thái rừng Sông Ngàn Phố
Ánh Sáng Của Nghị Định 80 Theo Góc Nhìn Của Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Chính Sách Xã Hội
Tham vấn Chuyên gia Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) tại Hội đồng Dân tộc Quốc Hội. 18.08.2022
Tổng hợp 17 Điều do Liên minh LISO tư vấn góp ý kiến đã được chấp nhận trong Luật Lâm Nghiệp số 16/2017/QH14
Lễ tổng kết và kí bản ghi nhớ chương trình hợp tác phát triển giữa Sở Nông Lâm nghiệp Luang Prabang và CHESH Lào
Bản đồ điện tử chủ quyền sinh kế của bản Thapene tại Luang Prabang, CHDCND Lào
Bản đồ Chủ quyền Sinh kế của các cộng đồng dân tộc thiểu số hỗ trợ bởi Viện SPERI
Lễ bàn giao GCN quyền sử dụng đất rừng cho cộng đồng dân tộc Rơ Ngao làng Đăk Wơk, Đăk Yo và Kơ Tu xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
Hội nghị triển khai mở rộng phương pháp GĐGR dựa vào luật tục và cộng đồng tại xã Phìn Ngan, tỉnh Lào Cai
Si Ma Cai - Lào Cai: Minh bạch đối với Quyền đất rừng quyết định sự bình đẳng trong Dịch vụ Môi trường Rừng

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved