SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE
  TRANG CHỦ   Đồng quản trị  Bài viết
Chủ Quyền Sinh Kế
Tổng quan
Đồng quản trị
Luật tục
Tín ngưỡng
Đối tác
(Quảng Bình) Tình trạng thiếu đất sản xuất và câu chuyện về GĐGR cho người dân tộc Vân Kiều tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh
06/02/2013
 
 

Xã Trường Sơn nằm cách trung tâm huyện Quảng Nỉnh, tỉnh Quảng Bình gần 80 km, có diện tích tự nhiên 77,384 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 73,987 ha, chiếm 95,6%. Xã có đường biên giới giáp với nước bạn Lào dài 38 km. Toàn xã có 970 hộ dân với 4.096 nhân khẩu, trong đó Dân tộc Vân Kiều có 569 hộ với 2.466 nhân khẩu, chiếm 60,2% dân số trong toàn xã. Mặc dù là xã thuộc vùng đệm của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; song từ nhiều năm nay, Trường Sơn vẫn được liệt vào xã miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Bình. Tỷ lệ hộ nghèo là 52%, trong đó hộ nghèo Vân Kiều chiếm 82%.

 
 

Sống ở gần rừng mà vẫn thiếu đất sản xuất, lực lượng lao động thiếu công ăn việc làm. Đó có thể coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó khăn hiện nay của xã Trường Sơn nói riêng và nhiều xã miền núi khác trong phạm vi toàn tỉnh nói chung, khiến cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương này lâu nay gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng đạt thấp, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của cấp trên. Đó là điều mà cả chính quyền và người dân đều không mong muốn.

 
 
 

Thực trạng quản lý sử dụng và quá trình chuyển đổi đất sản xuất nông lâm nghiệp

 
 

Trong các năm trước đây, thực hiện các quy định của pháp luật về rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, mà cụ thể là Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 15/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng. Tiếp đến làQuyết định số 857/QĐ-UBND ngày 20/4/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình về phê duyệt Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010, xã Trường Sơn cũng đã có triển khai các hoạt động nhằm rà soát và điều chỉnh lại thực trạng quản lý sử dụng rừng và đất rừng trên địa bàn xã, thực hiện chủ trương đúng đắn của nhà nước về phân định rỏ 3 loại rừng, rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Tuy nhiên, việc triển khai rà soát 3 loại rừng tại xã Trường Sơn chưa đúng với nội dung của Chỉ thị 38 của Thủ tướng Chính phủ, không đúng thực trạng về rừng tại địa phương. Thực trạng các loại rừng không đúng như việc rà soát, nhiều vùng đất lau sậy phù hợp với đất sản xuất lại quy hoạch vào đất rừng phòng hộ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là dotrong quá trình rà soát, quy hoạch 3 loại rừng không có sự tham gia của chính quyền địa phương. Về công tác ngiệp vụ, Tổ rà soát không đi thực tế, nên việc rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tại xã Trường Sơn trước đây hoàn toàn không đúng với hiện trạng sử dụng đất.

 

Hệ lụy của việc làm máy móc, qua loa, hời hợt trên đã dẫn đến một thực trạng quản lý rừng và đất rừng tại xã Trường Sơn đang còn rất nhiều bất cập như hiện nay. Nguyên nhân sâu xa của những khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội và ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn xã. Có thể nhận thấy rất rõ điều này qua những con số về diện tích rừng đang được giao cho các đơn vị trên địa bàn hiện nay.

 
 
 
 

Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã Trường Sơn là 73.514,31 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp do các lâm trường và Ban quản lý Rừng phòng hộ quản lý là 70.870,31 ha chiếm 96,4%.Trong đó:

 

- Lâm trường Trường Sơn quản lý: 25.419 ha, chiếm 34,5%

 
- Lâm trường Khe Giữa quản lý: 4.816 ha, chiếm 6,5%
 

- Ban quản lý Rừng phòng hộ Long Đại quản lý: 33.132 ha, chiếm 45%

 

- Ban quản lý Rừng phòng hộ Ba Rền quản lý: 7.500 ha, chiếm 10,2%

 
- UBND xã quản lý: 2.644 ha chiếm 3,59%.
 
 

Như vậy có thể thấy về mặt lý thuyết, sinh kế của 970 hộ dân với hơn 4.000 nhân khẩu trong toàn xã lâu nay chỉ trông chờ vào chưa đầy 4% diện tích đất của mình. Ở một địa bàn vốn là vùng đệm của của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, có thể hiều là đời sống chủ yếu dựa vào rừng, thì con số này thật đáng suy nghĩ...

 
 
 

Thực hiện việc giao đất rừng cho nhân dân, trong những năm vừa qua căn cứ vào quỹ đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý, UBND xã đã giao đất lâm nghiệp cho 451 hộ dân. Trong đó, hộ Vân Kiều được giao 379/569 hộ với diện tích đã giao 594,78 ha, hộ người Kinh được giao 72 hộ, diện tích đã giao 261,55 ha. Tổng diện tích đất rừng đã giao cho nhân dân là 856,33 ha. Bình quân diện tích 0,88 ha/hộ, số diện tích còn lại 1.787,67 ha. Do đất manh mún, không có đường giao thông, quá xa khu dân cư nên không giao được cho người dân sản xuất.

 
 

Các hộ dân tộc Vân Kiều được giao đất 0,5 ha theo Quyết định 134 của Chính phủ là 379/569 hộ, với diện tích đã giao 189,5ha.

 

Sau khi thực hiện giao đất giao rừng như trên, hiện nay số hộ chưa được giao đất rừng là 519 hộ, trong đó hộ Dân tộc Vân Kiều 190 hộ. Đất sản xuất nông nghiệp toàn xã cộng diện tích đất 0,5 từ Quyết định 134 đã giao 189,5 ha. Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã 388 ha, trong đó diện tích lúa nước 29,7 ha, bình quân 0,4ha/hộ. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, diện tích lúa nước có 29,7ha do thiếu nguồn nước nên chỉ được 50% diện tích sản xuất một vụ Đông Xuân.

 
 

Mặc dù nói là thực hiện theo Nghị Định 200 của Chính phủ về thực hiện việc bóc tách một số diện tích đất sản xuất kém hiệu quả của các lâm trường quốc doanh gần khu dân cư, thuận tiện đường giao thông giao cho người dân sản xuất. Tuy nhiên, việc thực hiện theo Nghị định này tại xã Trường Sơn đã không được tiến hành đúng theo Nghị định 200. Kết quả là với tổng số 365 ha diện tích đất được bóc tách thì toàn bộ lại nằm quá xa khu dân cư, ít nhất cũng từ 15-30 km. Không những thế, đất được bóc tách lại manh mún, không có đường giao thông, đa số nằm trong núi đã vôi mà ngay cả các lâm trường cũng không thể khai thác được, nên số diện tích trên UBND xã không giao được cho người dân...

Tại sao lại có tình trạng này? Câu trả lời đơn giản là trong quá trình thực hiện Nghị Định 200, các lâm trường đã đơn phương thực hiện mà không hề có sự tham gia của chính quyền địa phương cũng như người dân. Một cách làm theo kiểu "vừa thổi còi, vừa đã bóng" của các cơ quan hết sức nguy hiểm trên thực tế nhưng lại rất "đẹp" trong các bản báo cáo, tổng kết...

 
 
 

Từ thực trạng quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn xã Trường Sơn, thực hiện Quyết định 134 của Chính phủ về việc giao đất sản xuất cho đồng bào thiểu số, tổi thiểu 0,5 ha trên hộ. Đến nay UBND xã mới giao được 379 hộ với diện tích 189,5 ha. Thực tế diện tích trên nhân dân chỉ sản xuất được 45% số còn lại nhân dân không sản xuất được vì nằm trong núi đá vôi, đồi dốc, còn lại 190 hộ không được giao đất vì không còn quỹ đất liền kề khu dân cư.

 
 

Đến nay, xã Trường Sơn còn 519 hộ chưa được giao đất rừng và đất sản xuất; trong đó có 190 hộ đồng bào Vân Kiều. Như vậy, tình trạng người dân thiếu đất sản xuất là phổ biến, từ việc thiếu đất sản xuất nên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào Vân Kiều. Hiện nay, các hộ đồng bào Vân Kiều một năm chỉ tự cung cấp lương thực đủ trong 3 tháng, 9 tháng còn lại là dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

 
 

Trong khi người dân đang thiếu đất để sản xuất, thì các lâm trường và Ban quản lý Rừng phòng hộ lại đang quản lý một diện tích khá lớn đất đai trên địa bàn xã, lên tới trên 94%. Việc phân bổ đất đai giữa người dân với các "pháp nhân" khác như vậy rõ ràng là "có vấn đề". Nhưng "vấn đề" của nó sẽ càng trở nên bắc xúc hơn khi nhìn vào phương thức cũng như hiệu của công tác quả quản lý sử dụng rừng và đất rừng của các đơn vị này...

 
 
 

Trong những năm vừa qua, qua các cuộc tiếp xúc cử tri Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, HĐND huyện, xã, đại đa số nhân dân kiến nghị các cấp có thẩm quyền sớm có chính sách thu hồi đất rừng từ các lâm trường và Ban quản lý Rừng phòng hộ đang quản lý giao cho người dân có đất sản xuất để từng bước ổn định cuộc sống.

 

Từ nguyện vọng chính đáng của nhân dân, UBND xã đã thành lập một tổ đi rà soát các vùng đất do các lâm trường và Ban quản lý Rừng phòng hộ đang quản lý. Sau khi đi rà soát ngày 29/8/2011 UBND xã đã gửi tờ trình số 26/TTr-UBND trình UBND tỉnh, UBND huyện các sở có liên quan, đề nghị thu hồi với diện tích 3.795 ha do các lâm trường và Ban quản lý Rừng phòng hộ đang quản lý giao cho dân sản xuất.

 
 

Được sự quan tâm của UBND tỉnh, Thường vụ Huyện ủy - UBND huyện, ngày 07/2/2012 UBND huyện Quảng Ninh có Quyết định số 65/QĐ/UBND của UBND huyện về việc thành lập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc về kiểm tra, rà soát trạng thái đất, rừng tại xã Trường Sơn. Ban chỉ đạo, tổ giúp việc huyện đã phối hợp với Trung tâm Quy hoạch Địa chính Tỉnh, các chủ rừng đã đi thực địa kiểm tra, rà soát các vị trí đất mà UBND xã đề nghị thu hồi. Kết quả kiểm tra thực địa 3 đợt các thành phần tham gia rà soát thống nhất chốt số liệu đề nghị thu hồi đất do các tổ chức quản lý giao cho UBND xã Trường Sơn với diện tích là: 3.163,6 ha. Cụ thể:

 
  • Diện tích do Lâm trường Trường Sơn quản lý là 1.194,1 ha; trong đó, diện tích đang trồng Keo là 494,8 ha.
  • Diện tích do Lâm trường Khe Giữa quản lý là 401,9ha; trong đó, diện tích đang trồng Keo là 401,9ha
  • Diện tích do Ban quản lý Rừng phòng hộ Long Đại quản lý là 1.567,6 ha
 

Với tổng diện tích đề nghị thu là 3.163,6 ha, trên tổng diện tích 3.795,7 ha mà UBND xã đã trình.

 

Sau khi thống nhất số liệu đề nghị thu hồi, ngày 06/7/2012 UBND xã đã có tờ trình số 37 trình UBND tỉnh, các Sở, Ngành có liên quan đề nghị thu hồi diện tích 3.163,6 ha giao cho nhân dân sản xuất. Đến nay UBND xã vẫn đang đợi Quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình.

 
 

Được sự hỗ trợ quan tâm của lãnh đạo huyện các phòng ban chuyên môn cấp huyện, đến nay UBND xã đã xây dựng phương án giao đất cho nhân dân trình UBND huyện để làm thủ tục trích đo địa chính.

 

Kiến nghị và đề xuất

 
 

- Kiến nghị với chính phủ sớm bổ sung, điều chỉnh các chính sách giao đất lâm nghiệp, đất sản xuất cho người dân trồng rừng kinh tế, từng bước sớm ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới.

 
 

- Kiến nghị với Chính phủ sớm có những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số trong việc trồng rừng sản xuất tăng thu nhập.

Bài học về phương pháp từ câu chuyện ở xã Trường Sơn
 

Ở đâu cũng vậy, đất đai vốn là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng của người dân. Nó giống như gốc rễ của mọi vấn đề, từ sự ổn định về kinh tế đến an sinh xã hội, từ sự an toàn của cộng đồng đến an ninh của quốc gia, từ văn hóa đến chính trị... Chính vì vậy mà cái cần quan tâm của những người quản lý và ban hành chính sách chính là phải nhìn thấy và xử lý hài hòa tất cả những mối quan hệ đằng sau đó, chứ không đơn thuần chỉ là một vấn đề cụ thể. Câu chuyện ở xã Trường Sơn còn cho thấy khi đã có chính sách rồi, nhưng việc thực hiện, nến không có cái tâm, không thực sự coi trọng quyền lợi của người dân; mà tất nhiên quyền lợi ở đây không đơn thuần chỉ là quyền lợi về kinh tế, mà còn là quyền được tham gia vào quyết định các chính sách liên quan đến cuộc sống của bản thân mình; thì cũng không thể đêm lại những kết quả như mong muốn…

Sống ở rừng, quê hương gắn bó với núi rừng mà không có đất, có rừng để sản xuất, để sinh tồn một cách chính đáng, đó là điều không thể chấp nhận được cho dù ở bất kỳ quốc gia nào, thể chế nào. Thế nhưng có đất, có rừng, nhưng lại không thể sinh sống, làm ăn được, đó là chuyện nực cười. Câu chuyện này không chỉ từng diễn ra ở xã Trường Sơn, mà tại rất nhiều nơi khi tiến hành rà soát chuyển đổi rừng từ các hình thức, các cơ chế quản lý khác về cho người dân, đều đã diễn ra khi không được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và có phương pháp. Hay nói cụ thể hơn là khi chính người dân không được tham gia vào các bước của quá trình này. Chính vì vậy mà sau khi Ban chỉ đạo và tổ giúp việc về kiểm tra, rà soát trạng thái đất, rừng tại xã Trường Sơn đi thực địa kiểm tra, rà soát các vị trí đất mà UBND xã đề nghị thu hồi và phát hiện ra nhiêu bất cập mà các lần rà soát trước đây đã không chỉ ra hay không muốn chỉ ra; thì vấn đề không phải chỉ là ở việc đề xuất điều chỉnh lại một vài diện tích đất cụ thể để cấp cho người dân, mà chính là đã chỉ ra được những lỗ hổng về chính sách và phương pháp trong việc thực hiện các chủ trương, các chương trình của Nhà nước liên quan đến người dân. Chỉ khi nào người dân được tham gia và và có tiếng nói vào các việc làm trên, thì đó mới thực sự là công bằng và hiệu quả...


 
Nguyễn Tiến Dũng
(Nguồn: Tài liệu Hội thảo Quản lý và sử dụng đất đai tại cộng đồng dân tộc thiểu số tổ chức bởi SPERI/CODE/CIRUM ngày 1 tháng 11 năm 2012)
 
 
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
HEPA-Đồng quản trị hệ Sinh thái rừng Sông Ngàn Phố
Ánh Sáng Của Nghị Định 80 Theo Góc Nhìn Của Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Chính Sách Xã Hội
Tham vấn Chuyên gia Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) tại Hội đồng Dân tộc Quốc Hội. 18.08.2022
Tổng hợp 17 Điều do Liên minh LISO tư vấn góp ý kiến đã được chấp nhận trong Luật Lâm Nghiệp số 16/2017/QH14
Lễ tổng kết và kí bản ghi nhớ chương trình hợp tác phát triển giữa Sở Nông Lâm nghiệp Luang Prabang và CHESH Lào
Bản đồ điện tử chủ quyền sinh kế của bản Thapene tại Luang Prabang, CHDCND Lào
Bản đồ Chủ quyền Sinh kế của các cộng đồng dân tộc thiểu số hỗ trợ bởi Viện SPERI
Lễ bàn giao GCN quyền sử dụng đất rừng cho cộng đồng dân tộc Rơ Ngao làng Đăk Wơk, Đăk Yo và Kơ Tu xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
Hội nghị triển khai mở rộng phương pháp GĐGR dựa vào luật tục và cộng đồng tại xã Phìn Ngan, tỉnh Lào Cai
Si Ma Cai - Lào Cai: Minh bạch đối với Quyền đất rừng quyết định sự bình đẳng trong Dịch vụ Môi trường Rừng

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved