(VEN) - “Cần phải có một nội lực tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị từ chính sách của Đảng, Pháp luật và Nhà nước đến các tổ chức chính trị xã hội cùng góp sức để triển khai công việc này”- ông Tôn Gia Huyên, cố vấn về đất đai của Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách xã hội đã nhận định như vậy trong cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề quản lý sử dụng đất đai cho cộng đồng người dân tộc thiểu số ở miền núi.
Vấn đề đất đai cho dân tộc thiểu số miền núi là một vấn đề có tính chất chiến lược. Nó không chỉ giải quyết những vấn đề của từng cộng đồng nhỏ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa cả về mặt xã hội, chính trị, môi trường, an ninh… Nhưng hiện nay, đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi đang bị thiếu đất sản xuất trong khi đất đai miền núi rất mênh mông. Bên cạnh đó, còn nổi lên vấn đề là các tổ chức kinh tế được giao đất nhiều khi sử dụng lại không hiệu quả, trong khi thực hiện giao đất cho đồng bào tự quản lý, tự sản xuất, tự bảo vệ thì lại có hiệu quả.
Tôi nghĩ trước hết phải có một sự đầu tư để điều tra lại tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương xem chỗ nào sử dụng đất chưa hợp lý, nguồn gốc ở đâu để dựa vào đó làm lại kế hoạch xây dựng nông thôn mới ở miền núi. Trong đó, một trong những yêu cầu trước tiên là phải nắm thật chắc tài nguyên đất của chúng ta ở từng địa bàn cụ thể. Trên cơ sở đó thực hiện tổ chức, phân bổ lại quỹ đất không phải chỉ ở cấp tỉnh, cấp huyện, mà phải về đến từng bản, từng thửa đất, từng ngọn đồi, từng cánh đồng… để bà con thực sự được làm chủ đất đai của mình, quản lý đất đai của mình. Ngoài ra, cũng cần phải tạo cho họ một niềm tin rừng đang che chở họ, nếu phá rừng là phá cuộc sống của họ và làm hại cả miền xuôi. Vì vậy, phải có một nội lực tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị từ chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước đến các tổ chức chính trị xã hội đều phải góp sức để triển khai công việc này.
Sửa đổi Luật Đất đai là vấn đề lớn của cả nước. Riêng đối với vấn đề quản lý và sử dụng đất đai của vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi thì nổi lên một số vấn đề mà Luật Đất đai cần quan tâm đặc biệt.
Bên cạnh đó, Luật Đất đai cần có một chính sách đặc biệt, đặc thù giải quyết việc di dân trong những dự án của quốc gia. Đảm bảo có đất cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi sử dụng ổn định, lâu dài, đảm bảo sinh kế của người dân. Chính điều này sẽ góp phần bảo vệ vùng xung yếu của đất nước không chỉ ở vấn đề môi trường mà còn cả ở lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
<span style="font-size:10.0pt;Times New Roman" "="">Xin cám ơn ông!
(Nguồn: http://ven.vn/de-nguoi-dan-toc-thieu-so-co-dat-san-xuat_t77c440n32720tn.aspx)