SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL MEKONG DMP
  TRANG CHỦ  Tin nổi bật
LÝ THUYẾT
Sinh thái Nhân văn Sinh học
Nhân học và Sinh kế
LIÊN MINH CHỦ QUYỀN SINH KẾ
Đối tác
Động não cho cuộc gặp các đối tác Tổ chức BftW và EED
04/01/2013
 


Câu hỏi BftW / EED.
Những thay đổi quan trọng nào về các mặt  xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa và môi trường sẽ diễn ra trong 5 đến 10 năm tới tại Việt nam? Trong số đó thay đổi nào có thể ảnh hưởng tới công việc của tổ chức của quí vị?

Trong 5 -10 năm tới, cấu trúc và giá trị xã hội cũng như các quan hệ xã hội về chính trị, tôn giáo, sắc tộc và kinh tế của 15 triệu người dân tộc thiểu số không chỉ là vấn đề nóng về kinh tế-xã hội mà còn tiềm ẩn những mâu thuẫn dân sự, chính trị giữa dân tộc thiểu số với đa số. Tại sao? Từ kinh nghiệm thực tế của SPERI làm việc suốt 20 năm qua với dân tộc thiểu số, bài học lớn nhất của chúng tôi là càng công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì dân tộc thiểu số càng bị tổn thương nhiều và nhanh chóng hơn. Kinh nghiệm và bài học từ việc vận động Thông tư liên tịch 07/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/1/2011 và Chỉ thị 1019/TTg-ĐMDN của Thủ tướng ngày 26/6/2011 cho thấy cả hai văn bản này đều nhắm tới giao rừng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức, các công ty càng nhanh càng tốt để tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư tư bản khai thác tài nguyên nhanh chóng hơn trong 2 năm qua, trong khi các văn bản này tạo rất ít cơ hội tiếp cận đất rừng cho 15 triệu người dân tộc thiểu số. Thậm chí hai văn bản trên còn làm cho đất và rừng tổ tiên của họ còn bị mất đi nhanh chóng hơn (kinh nghiệm từ các nghiên cứu trường hợp của SPERI, CIRUM và CODE khi thực hiện Thông tư liên tịch 07/TTLT từ tháng 6/2011 đến nay). Thêm nữa, 2 tháng trước đây Nghị quyết 19 – NQ/TW ngày 31/10/2012 tại Kỳ họp thứ 6 của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI có ghi: ‘Tiếp tục đổi mới chính sách đất đai và luật đất đai nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng đại toàn đất nước vào năm 2020’. Nói chung Nghị quyết 19 với 4 chương, 11 điểm hướng trọng tâm vào phát triển thị trường đất đai để đón nhận các nhà đầu tư và khai thác tài nguyên, biến nơi có 15 triệu người dân tộc thiểu số đang sống tự túc tự cấp với canh tác truyền thống quy mô nhỏ thành vùng công nghiệp khai khoáng, cạnh tranh sản xuất và tìm kiếm lợi nhuận. Hậu quả nhãn tiền sẽ là: 15 triệu người dân tộc thiểu số lâm vào cảnh khốn cùng trong ba vòng luẩn quẩn: “1) Bị cô lập trước lối sống hiện đại và các đòi hỏi kỹ năng công nghiệp chuyên nghiệp, điều này sẽ gây ra: 2) thiếu tự tin và khả năng thích ứng và ứng phó với công nghệ cao của công nghiệp khai thác và tập quán xã hội hiện đại; ắt hẵn sẽ dẫn tới: 3) mất sở hữu và bản sắc của dân tộc, triệt tiêu cả tín ngưỡng và phẩm giá của họ”. Hậu quả tiếp theo là sẽ làm mất đi vĩnh viễn chủ quyền sinh kế của họ. Theo cách nhìn của đồng bào thiểu số, chủ quyền sinh kế gồm có 5 quyền thiết yếu tương tác mật thiết với nhau: “ 1) Quyền đối với đất, rừng và nước (cơ bản); 2) Quyền giữ gìn tín ngưỡng của mình (đặc thù); 3) Quyền được sống theo bản sắc văn hóa của mình (thực tế); 4) Quyền vận hành theo tri thức của mình và quyết định trồng cây gì, được đề xuất, sáng tạo trên mảnh đất của mình (tổng hợp), và 5) Quyền đồng quản lý, đồng quản trị tài nguyên thiên nhiên cùng với các cộng đồng xung quanh và quan chức địa phương (chiến lược). Các vấn đề về phân hóa xã hội, giá trị cộng đồng, bản sắc dân tộc, xung đột dân sự - chính trị, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ, giữ gìn đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa cho 15 triệu người thiểu số càng trở nên trầm trọng hơn. Sinh kế theo quan niệm của các dân tộc thiểu số có ý nghĩa sống còn đối với cuộc sống của họ, quyết định các giá trị và phẩm giá, cấu trúc xã hội và thể chế của họ (luật tục) cũng như bản sắc văn hóa. Tất cả những điều này luôn có tương tác hữu cơ với không gian tự nhiên và tài nguyên mà tổ tiên của người dân tộc thiểu số lưu truyền vạn đại. 

Trên thực tế Nghị quyết 19 sẽ củng cố quyền lực lớn hơn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trong khi tình trạng tổn thương của dân tộc thiểu số càng trầm trọng thêm, thì đa phần các nhà đầu tư là những người đầu cơ đất đai, không có nhu cầu dùng đất và bỏ đất hoang hóa, trong khi người nông dân lại không có đất canh tác. Điều này sẽ gây cho nền kinh tế Việt Nam trở nên tồi tệ và suy sụp như đã diễn ra, nhưng sẽ ở mức độ sâu sắc hơn bởi đói nghèo và thất nghiệp. Xung đột đất đai để canh tác giữa nông dân với doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp nhà nước cùng với các công ty con cháu của chúng càng thêm trầm trọng. Hơn nữa, đất và rừng đã từng thuộc về người bản địa nhưng nay lại bị người ngoài đến chiếm giữ để đầu cơ mà không sử dụng, sẽ gây thêm bức xúc đối với người bản địa, và họ sẽ phá rừng vì sinh kế qua ngày mà không còn gì để nghĩ đến các giá trị, phong tục và ứng xử tốt đẹp ‘thờ phung thiên nhiên’ mà vốn dĩ đồng bào các dân tộc vẫn hằng tâm niệm và ừng xử hàng ngày từ đời này sang đời khác. Đó là sự chối bỏ văn hóa của chính mình, xóa sổ các giá trị của mình chỉ vì rừng và đất không còn là của mình nữa. Cả đa dạng sinh thái lẫn đa dạng văn hóa của cả đôi bên nhân dân và nhà nước đều bị mất mát. Lớp trẻ ở nông thôn vùng cao sẽ phải đổ xuống thành phố và càng bị ô nhiễm thêm bởi lối sống thị thành và tệ nạn xã hội ở đây như trộm cắp, mại dâm, rồi họ sẽ trút gánh nặng lại cho nhân dân và nhà nước. Nguy cơ xung đột dân sự chính trị nội tại giữa người thiểu số và người đa số sẽ xảy ra chỉ vì các luật và chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên bỏ quên 15 triệu đồng bào thiểu số sống ở xã hội đặc thù, nơi không nên và không được bắt chước và áp đặt lối sống thiếu ý thức mà xã hội phương Tây đã vấp phải.

Nói chung người bản địa đang mất niềm tin với người ngoài, các doanh nghiệp và chính phủ, và chính họ đang bị khủng hoảng nội tại. Theo kết quả nghiên cứu của SPERI, hiện có 200.000 cán bộ công nhân viên lâm trường và các công ty trực thuộc nhưng lại chiếm giữ 16.973.000 ha, tương đương với 84,867 ha/ người, trong khi đó có 25 triệu nông dân chỉ có được 4.050.000 ha đất rừng, hay 0,162 ha cho một nông dân canh tác và tồn tại. 

Những thách thức và thay đổi nêu trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chiến lược và thứ tự ưu tiên của mạng lưới MECO-ECOTRA và SPERI. Đặc biệt trong  Nghị quyết 19 – NQ/TW ngày 31/10/2012, Phần III, trang 3:  “tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai”, và Điểm 6, trang 5: Khuyến khích phát triển thị trường bất động sản,  thực hiện công nghiệp hóa theo hướng hiện đại toàn đất nước vào năm 2020. Cùng với Thông tư liên tịch 07/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/1/2011 và Chỉ thị 1019/TTg-ĐMDN của Thủ tướng ngày 26/6/2011, các văn bản này đều thúc đẩy việc giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến cá nhân, tổ chức và công ty càng nhanh càng tốt. Điều đó có nghĩa là sẽ không còn không gian sinh tồn nào nữa để dành cho nông dân bản địa, những người đang tồn tại bằng canh tác truyền thống của mình. Vì vậy, MECO-ECOTRA và SPERI sẽ tiếp bước con đường mà chúng tôi đã đi kể từ năm 1995 đến nay, đó là ưu tiên Quyền sử dụng đất và rừng đến hộ gia đình và cộng đồng để có thêm đất cho nông dân bản địa thực hành chủ quyền sinh kế. Cùng với MECO-ECOTRA và SPERI, chúng tôi có được bài học là chủ quyền sinh kế với 5 quyền thiết yếu nêu trên sẽ là mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược và thứ tự ưu tiên của chúng tôi trong chặng đường tiếp theo không chỉ ở Việt Nam mà còn cả vùng Mê-công!.

Câu hỏi BftW / EED. Với những viễn cảnh của những thay đổi đó, tổ chức của quí vị và Tổ chức Bánh mì cho Thế giới nên đóng vai trò như thế nào và những chức năng cụ thể gì? Tại sao?

Từ các phân tích nêu trên, cả SPERI và BftW / EED cần: 1) đặt thứ tự ưu tiên vào Dân tộc thiểu số Bản địa, những người hiện đang bị tổn thương nhiều nhất, đặc biệt là tăng cường năng lực và mạng lưới hành động đa dạng hóa các giải pháp thông qua Nông dân Nòng cốt (những người vận động chính sách năng động từ dưới lên), Già làng (các giáo sư truyền thống làm giàu thêm giá trị luật tục và ứng xử của cộng đồng) và YIELDS[1](những người xây dựng các mạng lưới hành động khác nhau vì chiến lược thực chất sử dụng đất thông qua thực hành nông nghiệp sinh thái hướng tới phụng dưỡng thiên nhiên thay vì chạy theo đồng tiền ở thành phố) thuộc về 6 mạng lưới hành động chuyên môn của MECO-ECOTRA; 2) cộng đồng lấy lại càng nhiều và càng nhanh đất vốn là của mình từ xưa, nay đang do các lâm trường, công ty chiếm giữ; từ đó cộng đồng có thể giữ gìn được hệ giá trị, các tri thức truyền thống và luật tục của mình với việc canh tác trên chính mảnh đất của mình. SPERI sẽ hỗ trợ giải quyết xung đột đất đai và tư vấn giao đất dựa vào luật tục, BROT sẽ hỗ trợ ngân sách; 3) tập trung vào Chủ quyền Sinh kế cho nông dân quy mô nhỏ đang thực hành tri thức canh tác truyền thống để tự chủ cuộc sống, coi đây là chiến lược xuyên suốt để giải quyết vấn đề khủng hoảng và sụp đổ của kinh tế toàn cầu hóa, thông qua Trường Thực hành Nông dân HEPA[2] cùng với Nông nghiệp sinh thái[3] và 4) hỗ trợ các diễn đàn để người bản địa phản ánh tình trạng của mình và chia sẻ thông tin vận động, khuyến nghị chính sách.

Vì sao chúng ta cần các thứ tự ưu tiên và chức năng quan trọng nêu trên? 

Thứ nhất, chỉ khi lấy lại được đất cho người bản địa và hỗ trợ họ tiếp tục phương thức canh tác truyền thống dựa trên tri thức và giá trị của họ thì họ mới có thể tự mình vượt qua được thách thức của kinh tế toàn cầu hóa đang thống trị cùng với khủng hoảng và sớm muốn sẽ sụp đổ của kinh tế toàn cầu hóa, để họ giành được chủ quyền sinh kế thông qua quyền về đất đai.

Thứ hai, để có thể lấy lại đất và rừng, cần hỗ trợ tăng cường mạng lưới các nhóm cá nhân và cộng đồng thiếu đất để tạo quyền cho họ hành động mạnh mẽ hơn vì quyền đất đai, giải quyết tình trạng bị cô lập trước tiến trình ra quyết định và chia sẻ thông tin.

Thứ ba để họ có tự tin, chúng ta cần tăng cường năng lực cho họ với nhiều cách thức: mạng lưới thông qua các diễn đàn, hội nghị, tham quan, đào tạo để giải quyết vấn đề thiếu tự tin trong bảo vệ quyền của mình. 

Câu hỏi BftW / EED. Hạn chế của BftW tại Việt Nam và Lào, các giải pháp cải thiện? 

Chưa có nhiều thời gian chia sẻ giữa BftW / EED và SPERI. Giải pháp là lập nhóm thảo luận trực tuyến thông qua Skype, cập nhật, chia sẻ nhằm tăng cường hiểu biết và các giải pháp học đi đôi với làm cùng với người dân dễ bị tổn thương.

Click 'tải về' để tham khảo bản tiếng Anh.


[1] Chiến lược Phát triển Lãnh đạo Kế cận Dân tộc Thiểu số (YIELDS)

YIELDS là định hướng tầm nhìn của MECO-ECOTRA để tiếp nối các thế hệ vì Lý thuyết Đa dạng Sinh thái Nhân văn trong tương lai và chiến lược của SPERI. YIELDS tập trung xây dựng mạng lưới tương tác giữa các Lãnh đạo trẻ có tâm huyết với Chủ quyền sinh kế và năm quyền cơ bản thiết yếu của người bản địa lưu vực Mê-công: 1) quyền về Đất đai (cơ bản); 2) quyền thực hành tín ngưỡng trên đất đai của mình (đặc thù); 3) quyền thực hành tri thức canh tác hằng ngày (thực hành); 4) quyền quyết định trồng cây gì trên đất của mình (tổng hợp); và 5) quyền đồng quản trị đất đai (chiến lược).

[2] Trường Thực hành nông dân, Khu Thực hành Sinh thái Nhân văn (HEPA)

Xét về chiến lược, HEPA chính là Trường Thực hành Nông dân để các Giáo sư truyền thống (các Già làng lãnh đạo tinh thần), các Nông dân nòng cốt (người giữ gìn và thực hành tri thức canh tác truyền thống ở địa phương) và Chiến lược Phát triển Lãnh đạo Kế cận Dân tộc thiểu số (YIELDS) cùng nhau chia sẻ, truyền đạt và làm giàu thêm tính đa dạng của tri thức địa phương và các giống bản địa từ các địa phương để tăng cường tính tự tin và tự do tham gia tham gia từ dưới lên của MECO-ECOTRA. HEPA tập trung vào Nông nghiệp sinh thái trong Quy hoạch sử dụng đất và An ninh lương thực ở 4 cấp độ: 1) HEPA cấp Nông hộ tương đương với cấp tiểu học, thực hành truyền đạt nông nghiệp sinh thái liên thế hệ trong gia đình và với hàng xóm; 2) HEPA cấp Cộng đồng tương tự như trường trung học cơ sở, làm mô hình khuyến nghị quản trị địa phương về Cảnh quan cộng đồng và Quy hoạch Tài nguyên thiên nhiên Địa phương trong Phát triển cộng đồng (Quản trị cộng đồng và Quản lý tài nguyên dựa vào Luật tục); 3) HEPA cấp Khu vực tương đương với trường trung học phổ thông, xây dựng mô hình trang trại và các giáo trình để giáo dục, liên kết và tác động tới các Trung tâm Đào tạo nghề (VOCTECH), vì những trung tâm này hiện đang tập trung vào cây hàng hóa hiện đại nhưng thiếu tính bền vững; 4) HEPA cấp Quốc tế tương đương với trường đại học, tạo cơ hội cho nông dân sinh thái trẻ từ các dân tộc, địa phương, vùng khác nhau chia sẻ và làm giàu thêm các giá trị, ứng xử vì Hệ thống Thiết kế Cảnh quan, Thực hành các bài học Nông nghiệp sinh thái, học kỹ năng quản lý, liên kết Thanh niên, Tình nguyện viên, Nhà nghiên cứu, Học giả, Truyền thông, Lãnh đạo tinh thần, Nhà hoạt động vì Hòa Bình và những ai quyết chống lại Tổ chức Biến đổi Gien (GMO). HEPA tạo không gian tự do để mọi người có thể nghiên cứu, học tập, tương tác hướng tới ‘phụng dưỡng thiên nhiên’ thông qua ‘Dạy bằng cách học – Học bằng cách thực hành’ vì tính bền vững và những người đi theo tính bền vững. HEPA hướng tới vận động Chính sách Quy hoạch sử dụng Đất liên quốc gia. 

[3] Nông nghiệp sinh thái (ECO): Nông nghiệp sinh thái xác định rõ giá trị truyền thống của MECO-ECOTRA, đó là tương tác của các hệ giá trị, luật tục và ứng xử hằng ngày để quản lý tài nguyên thiên nhiên của người bản địa lưu vực Mê-công. Nó khác với nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp bền vững ở các đặc tính triết lý, đạo đức và ứng xử hướng tới ‘thờ thần thiên nhiên’ trong các dân tộc khác nhau ở lưu vực Mê-công. Nông nghiệp bền vững phụng dưỡng và làm giàu thêm các giá trị và tri thức truyền thống trong quy hoạch sử dụng đất, thu hái, sử dụng, lưu giữ các tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng của thiên nhiên. Nông nghiệp sinh thái cũng là một chiến lược phát triển liên thế hệ, đặc biệt là YIELD.

In bài viết Tải về Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Tổng hợp 17 Điều do Liên minh LISO tư vấn góp ý kiến đã được chấp nhận trong Luật Lâm Nghiệp số 16/2017/QH14
Tổng hợp 17 Điều do Liên minh LISO tư vấn góp ý kiến đã được chấp nhận trong Luật Lâm Nghiệp số 16/2017/QH14
Bản đồ Chủ quyền Sinh kế của các cộng đồng dân tộc thiểu số hỗ trợ bởi Viện SPERI
THÔNG TIN TUYỂN DỤNG: Quản lý Tài chính
THÔNG TIN TUYỂN DỤNG: Nhân viên hành chính văn phòng kiêm thủ quỹ
Thể chế hóa logic và minh bạch Chủ sở hữu và Đại diện chủ sở hữu bằng văn bản pháp luật trong lĩnh vực Đất đai
Ba Điều hiện thực hóa Cương lĩnh Chính trị và Quan điểm Lập pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam phải có trong Luật Đất đai sửa đổi 2013 tại Quốc Hội khóa XV
Cách giải quyết sự không thống nhất ranh giới bản giữa bản Tha Pene và Yang, Luang Prabang, Lào
Qui trình sinh thái nhân văn cây Hồ Tiêu vườn nhà bác Hoàng Văn Phước, xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình
Giao đất gắn với sinh kế và văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved