SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE
  TRANG CHỦ  Tin nổi bật
LÝ THUYẾT
Sinh thái Nhân văn Sinh học
Nhân học và Sinh kế
LIÊN MINH CHỦ QUYỀN SINH KẾ
Đối tác
Quản lý sử dụng đất đai tại các cộng đồng dân tộc ít người-Tiềm ẩn nguy cơ bất ổn trong cộng đồng
14/11/2012
 

SGTT.VN - Trên 80% số hộ dân đồng bào dân tộc ít người cho rằng cuộc sống của họ kém hơn trước khi tái định cư, cả nước có gần 30 vạn hộ thiếu đất sản xuất. Tình trạng tranh chấp, xâm lấn, xung đột về đất đai giữa tổ chức nhà nước với đất rừng của cộng đồng dân cư địa phương ngày càng gay gắt. Đó là những thông tin nổi bật tại hội thảo Quản lý và sử dụng đất đai tại các cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi do viện Tư vấn và phát triển (CODE) tổ chức ngày 1.11 tại Hà Nội.

“Định mức đất sản xuất nông nghiệp cho một hộ tái định cư (1 – 1,2ha, 600 – 1.000m2 ruộng nước) là quá ít để các hộ phát triển kinh tế. Trong khi một hộ đồng bào dân tộc ít người thường có trung bình từ 8 – 12 khẩu. 1ha đất ở Tây Nguyên không thể so sánh với đất ở các khu vực khác vì hiệu quả rất thấp. Nếu tính ra tổng thu nhập chỉ có thể 30 triệu đồng/12 khẩu/năm, thực sự quá khó khăn”, ông Nguyễn Văn Niệm, chủ tịch xã Hơ Moong, Sa Thầy, Kon Tum cho biết.

Tương tự, ông Nguyễn Xuân Nhẫn, phó chủ tịch huyện Si Ma Cai (Lào Cai) cho hay, tỷ lệ nghèo đói của dân cư trong vùng rất cao: 75%, nếu tính cả hộ cận nghèo là 90%, thuộc khu vực cao nhất cả nước. Nguyên nhân cơ bản là do thiếu quỹ đất cho phát triển kinh tế xã hội. Kết quả điều tra tháng 7.2012 tại sáu buôn làng Tây Nguyên cho thấy có tới 77% số hộ tự đánh giá thiếu đất sản xuất. Báo cáo của ông Phan Đình Nhã (CODE) còn chỉ ra, trên địa bàn một số buôn làng ở Tây Nguyên không còn quỹ đất sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ dân phải đi xâm canh ở nơi khác.

Đến tháng 9.2012, cả nước còn gần 327.000 hộ đồng bào dân tộc ít người thiếu đất, trong đó có 33.000 hộ thiếu đất ở và 294.000 hộ thiếu đất sản xuất.

Đất nông nghiệp thì phải xâm canh, trong khi đất lâm nghiệp thì người dân bị tách khỏi rừng hoàn toàn, thậm chí sống ngay cạnh rừng nhưng việc tiếp cận đất và tài nguyên rừng rất hạn chế. Tại các buôn làng Buzap, Del... toàn bộ diện tích gần buôn làng đã bị chuyển đổi sang thành đất trồng cây công nghiệp. Các nguồn thu nhập từ nương rẫy, hoa màu ngắn ngày, chăn nuôi gia súc hiện nay không còn.

Bán đất là điều bất khả kháng, tuy nhiên, để có tiền trả nợ, ốm đau hoặc cải thiện sinh kế, một số hộ nghèo đang phải sang nhượng, cầm cố, thế chấp đất đai mà không có khả năng chuộc lại. Theo các chuyên gia, đây là hiện tượng đáng báo động, dễ gây bất ổn trong cộng đồng dân cư.

Chuyên gia về đất đai, ông Tôn Gia Huyên, nêu một bất cập khác, đó là công tác tái định cư hiện nay chỉ mới tính đơn giá, hạng mục đền bù những mất mát hữu hình như đất cát, nhà cửa, vườn rẫy chứ chưa hề quan tâm hoặc tính toán những giá trị vô hình bị mất mát như không gian văn hoá của bà con. Do vậy, ông đề nghị việc tái định cư nên tham khảo ý kiến của người dân về tập quán sinh hoạt; đất đai có phù hợp tập quán canh tác…

(Nguồn: http://www.sgtt.vn/Thoi-su/171867/Tiem-an-nguy-co-bat-on-trong-cong-dong.html)

In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Tổng hợp 17 Điều do Liên minh LISO tư vấn góp ý kiến đã được chấp nhận trong Luật Lâm Nghiệp số 16/2017/QH14
Tổng hợp 17 Điều do Liên minh LISO tư vấn góp ý kiến đã được chấp nhận trong Luật Lâm Nghiệp số 16/2017/QH14
Bản đồ Chủ quyền Sinh kế của các cộng đồng dân tộc thiểu số hỗ trợ bởi Viện SPERI
THÔNG TIN TUYỂN DỤNG: Quản lý Tài chính
THÔNG TIN TUYỂN DỤNG: Nhân viên hành chính văn phòng kiêm thủ quỹ
Thể chế hóa logic và minh bạch Chủ sở hữu và Đại diện chủ sở hữu bằng văn bản pháp luật trong lĩnh vực Đất đai
Ba Điều hiện thực hóa Cương lĩnh Chính trị và Quan điểm Lập pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam phải có trong Luật Đất đai sửa đổi 2013 tại Quốc Hội khóa XV
Cách giải quyết sự không thống nhất ranh giới bản giữa bản Tha Pene và Yang, Luang Prabang, Lào
Qui trình sinh thái nhân văn cây Hồ Tiêu vườn nhà bác Hoàng Văn Phước, xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình
Giao đất gắn với sinh kế và văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved