SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE
  TRANG CHỦ   Diễn đàn  Bài viết
Đối tác
Luật với hiện thực sinh động của cuộc sống
29/01/2011
 
 
 
Những vấn đề chung, quan điểm, nhân thức
 
Một mục tiêu quan trọng hàng đầu là luật ra đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội sao cho xã hội ngày càng phát triển theo đúng hướng của giai cấp thống trị. Điều này đã được thể hiện ngay từ khi có những bộ luật của những nhà nước đầu tiên như Luật Hamurabi đã xuất hiện từ khi Nhà nước, Babilon cổ đại cách đây khoảng 4.000 năm (1792 - 1750 Trước CN). Với 282 điều, Luật Hamurabi khá chi tiết, cho phép nô lệ cung đình có thể được lập gia đình, có tài sản, nhà cửa…Tuy nhiên, cái hạn chế lớn nhất trong Luật này là chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi ích của thiểu số, một nhóm người thống trị. Nói như vậy để thấy cái khác cơ bản về bản chất Luật của Nhà nước thời đại hiện nay nói chung, của Nhà nước XHCN Việt Nam nói riêng đã đang và sẽ ban hành (trong đó có Luật về Hội) là nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích của đa số, của nhân dân chứ không phải là bảo vệ lợi ích của một nhóm người, một tổ chức nào đó có đặc quyền, đặc lợi.
 
Thực tế cho thấy song song với Nhà nước pháp quyền là xã hội dân sự phát triển, loài người tiến bộ, văn minh có 3 cơ chế “tác động” điều chỉnh hành vi đối với một con người nói riêng và với toàn xã hội nói chung. Đó là cơ chế thị trường với quy luật riêng của nó, là Nhà nước pháp quyền với các luật định và bên cạnh đó là sự ràng buộc của cộng đồng (các tổ chức của cộng đồng tập hợp lại từ thời xa xưa, ngày nay gọi là xã hội công dân hay là xã hội dân sự). Các nhà kinh điển cũng đã từng nói đến Xã hội Công dân này như là một yếu tố không thể thiếu bên cạnh nhà nước: “Nhà nước chính trị không thể tồn tại nếu không có cơ sở tự nhiên là gia đình và cơ sở nhân tạo là xã hội công dân. Chúng là điều kiện cần thiết của nhà nước”. Trong đó mối quan hệ biện chứng, giữa 3 thể chế là điều quan trọng nhất.
 
Nhận thức được điều này, từ Đại hội IX Đảng CSVN đã khẳng định việc Nhà nước giao cho các tổ chức xã hội đảm nhận một số dịch vụ công để “Nhà nước tập trung làm nhiệm vụ quan trọng hơn”.
 
 Một số ý kiến về Luật Hội Dự thảo
 
So sánh hai bản dự thảo lần thứ tư và lần thứ năm thì có tới hơn 30 chi tiết ý chương mục được điều chỉnh bổ sung. Vấn đề đáng bàn ở đây là ở Chương V nói về liên hiệp Hội. Điều 39 (trang l 1) với tiêu đề Liên hiệp hội, Tổng hội (sau đây gọi chung là liên hiệp hội). Đây là một điều luật chứa đựng 4 nội dung trong 4 mục 1, 2, 3, 4. Nội dung của các mục này rất chung và trong thực tế rất ít tính khả thi. Ví dụ: Mục 1 nói về “các hội đang hoạt động trong cùng lĩnh vực có thể liên kết thành lập liên hiệp hội”. Khái niệm lĩnh vực là rất trõu tượng, không có tính xác định về phạm vi rộng hẹp. Cụ thể hơn, ví dụ lĩnh vực Nội khoa trong y học, có Hội Nội khoa, bên cạnh đó cũng có các hội khác có tính chất nội khoa như Hội Nội tiết, Hội Tim mạch, Hội Tiêu hoá, Hội Tiết niệu… Nhưng rất nhiều hội như vậy không thể có một liên hiệp Hội Nội khoa được…
 
Mục 4 trong điều 39 này quy định: “Việc thành lập liên hiệp Hội theo quy định tại các điều của Chương II luật này”. Đối chiếu với chương II thì rất nhiều điều và khoản không phù hợp với thực tế vì rất nhiều lý do. Ví dụ nhiều Liên hiệp Hội, Tổng hội hiện nay được thành lập do cấp trên ra quyết định không phải làm đơn như khoản l điều l l hoặc việc ra Quyết định thành lập hội lại là cơ quan cấp trên rất cao như Chính phủ hoặc Ban bí thư chứ không phải là Bộ Nội vụ như khoản l điều 17 quy định. Do đó có thể nói, điều 39 chương V trong dự thảo luật lần này là hoàn toàn không thích hợp. Thậm chí có thể nói là rất lửng lơ chẳng hiểu là điều luật này có ý nghĩa đối với loại liên hiệp hội kiểu nào.
 
Một cách nhìn tổng quát có tính hệ thống trong việc soạn thảo “Luật về Hội” có thể nêu lên một số ý:
 
Ưu điểm: “Luật về Hội” được tổ chức soạn thảo, biên tập công phu khoa học, có khảo sát tham khảo ý kiến nhiều đối tượng, có tính kế thừa và quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước trong công tác quản lý đất nước. Đặc biệt, phần lớn đang phát triển mạnh mẽ. Thế giới đang có nhiều biến động; Đất nước Việt Nam cũng đã trải qua thời kỳ chuyển đổi quan trọng từ quan liêu bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đổi mới. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng sau 20 năm đất nước cũng đã thoát ra được cuộc khủng hoảng KT - XH trầm trọng (trong bối cảnh các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô sụp đổ) điều này cũng còn nhiều ý kiến.
 
Dự thảo Luật về hội đã nâng cao được cả về tâm lý luận cũng như đáp ứng được phần nào nhu cầu của thực tiễn. Từ việc tổng kết Nghị định 88/2003/NĐ-CP đến việc đánh giá các hoạt động của Hội, công tác quản lý của Hội trên phạm vi toàn quốc... Dự luật này đã trải qua 5 lần biên tập lại. Điều chung nhất ở các lần thay đổi này là đã khắc phục được một số vấn đề vướng mắc ở các văn bản trước như thủ tục đăng ký dễ dàng hơn, thoáng hơn (không cần giấy phép), yếu tố cá nhân và tổ chức người nước ngoài đã được đề cập tới (ở lần thứ 5)... Tuy nhiên, ở 3 lần sau, chương V nói về liên hiệp Hội là ghép lại với nhiều nội dung khác làm cho tính khả thi của luật trở nên “có vấn đề”! như đã nêu ở trên.
 
Có thể nêu thêm một số ưu điểm nữa như tính tập trung và khẩn trương cả Ban Soạn thảo, có nhiều cuộc khảo sát lắng nghe ý kiến nhiều chiều, tham khái kinh nghiệm quốc tế… Nhưng đây không phải là trọng tâm. Điều cần thiết là nêu lên được những vướng mắc cần điều chỉnh, bổ sung, đề nghị lưu ý khi soạn thảo:
 
Nhiều ý kiến luận bàn Điều 2 khoản 3: Có 6 tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội nêu lên là không áp dụng luật này, vậy thì có các tổ chức chính trị - xã hội khác tại sao lại không nằm trong diện này. Vấn đề “bình đẳng” ở đâu? Đặc biệt phần lớn các hội này là tổ chức đoàn thể của trí thức mà vai trò của trí thức trong hiện tại và kể cả trong quá khứ đã có truyền thống yêu nước đi theo Đảng, nằm trong khối liên minh Công Nông Trí... Theo thống kê sơ bộ của Bộ Nội vụ từ tháng 3 - 2005 thì có tới hơn 330 hội của tầng lớp trí thức văn nhân nghệ sĩ doanh nhân. Đây thực sự là một lực lượng hùng hậu không thể “lưít qua”, coi nhẹ. Không phải ngẫu nhiên văn kiện của Đảng và Nhà nước luôn nhắc tới vai trò quan trọng của đội ngũ này trong cả quá khứ và càng quan trọng hơn trong tương lai vì đây chính là nguồn, là môi trường đào tạo nên hiền tài, vốn quý của xã tắc.
 
Nhân dịp này chúng tôi cũng xin nhấn mạnh 4 chức năng cũng rất quan trọng của Văn học Nghệ thuật đối với sự phát triển nói chung, sự phát triển bền vững nói riêng là: Chức năng phản ánh, Chức năng giáo dục, Chức năng thẩm mỹ và Chức năng dự báo. Với những chức năng quan trọng như trên, đội ngũ trí thức Việt Nam trên “mặt trận” văn hoá thực sự là một lực lượng có vai trò đặc biệt trong sự phát triển của đất nước. Sản phẩm của họ là tấm gương phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống một cách sinh động.
 
Những phương án đặt ra trong quá trình dự thảo Luật về Hội
 
Nhận thức được tính nhạy cảm của Bộ luật này ở khía cạnh cấp bách của nhu cầu phát triển toàn diện KTXH, nhóm soạn thảo đã chắt lọc nhiều ý kiến đóng góp qua 5 lần biên tập lại, và chắc sẽ còn nhiều lần nữa. Đây là một luật khẳng định quyền tự do của con người, không thuần tuý đáp ứng nhu cầu mưu sinh về vật chất như một số luật kinh tế, mà đáp ứng một nhu cầu tinh thần mang đậm tính nhân văn, văn hoá. Nói như thế không có nghĩa coi thường các luật kinh tế. Tính đặc thù của luật này đã buộc những người biên tập và cả cơ quan chịu trách nhiệm làm tờ trình không chỉ là xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, mà còn ở cấp cao hơn nữa, để tính khả thi của luật được bảo đảm. Điều vướng mắc nhất nằm ngay ở Chương I  Điều 2 đã có nhiều phương án đưa ra kiến nghị như sau:
 
Nếu đối tượng không áp dụng luật này là sáu tổ chức chính trị - xã hội (như trong dự thảo lần 5 nêu lên) thì đề nghị nên đưa thêm các tổ chức chính trị - xã hội khác nữa vì các tổ chức chính trị - xã hội khác như liên hiệp các Hội KHKT. Các Hội hữu nghị ... Về những hội Hiệp Hội này đại diện cho tầng lớp trí thức có vai trò đặc biệt như trên đã nói.
 
Có ý kiến cho rằng luật này không áp dụng với các tổ chức chính trị xã hội thì cũng coi các tổ chức chính trị - xã hội khác là bình đẳng như nhau thì chỉ cần ghi một câu chung nhất là “không áp dụng với các tổ chức chính trị - xã hội’’ thế là đủ. Một số tổ chức đã có luật, pháp lệnh riêng thì sẽ do luật pháp lệnh đặc thù đó quy định.
 
Phương án khác hình thành một chương riêng về liên hiệp hội như là một giải pháp quá độ trước khi có luật riêng với tri thức. Tuy nhiên, nếu có một chương riêng thì phải viết khác, nội dung quan trọng là phải nêu được chức năng quan trọng là tư vấn, phản biện, giám sát... như văn bản của Ban Bí thư, Bộ Chính trị đã nói.
 
Phân tích các phương án trên để có sự lựa chọn và đề xuất với cấp trên chỉ đạo tiến tới việc có một bộ luật đảm bảo tính khả thi cao, bình đẳng dân chủ khoa học phù hợp với giai đoạn phát triển mới của lịch sử. Đặc biệt, quá trình đổi mới 20 năm đã cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong đó có bài học rất quan trọng là đổi mới tư duy, nhận thức lại hàng loạt vấn đề mà thời bao cấp với kiểu duy ý chí bất chấp quy luật khách quan. Chúng ta đã phải trả giá. (Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng từ cuối những năm 70 đến cuối nhưng năm 80 mới thoát ra được).
 
Nhân đây cũng phải nói đến nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng trì trệ đó là “công tác tổ chức cán bộ và công tác tư tưởng” còn bất cập nhiều yếu kém. Hiện nay nguyên nhân này cũng vẫn như là sự thách thức đang làm hạn chế sự phát triển của đất nước.
 
Trong quá trình đi lên CNXH chúng ta cũng không quên rằng hàng loạt những vấn đề gọi là “riêng có của CNTB như “kinh tế thị trường” “thất nghiệp” “lạm phát” “sức lao động là hàng hoá” .v.v. Không còn xa lạ với chế độ XHCN. Gần đây phát triển kinh tế nhiều thành phần, coi trọng kinh tế tư nhân đã được ghi nhận trong cả một nghị quyết của Đảng (có Đảng viên vẫn còn phản đối). Nhận thức là một quá trình không thể khác được, phải từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng rồi lại trở về với “thực tiễn” mới tiếp cận dần đến chân lý khách quan. (Theo cách nói của Lê Nin). Luật về Hội cũng phải như vậy, phải trở về với hiện thực sinh động của cuộc sống mà đổi mới tư duy trong quá trình biên soạn, ban hành.
 
Ông Nguyễn Vi Khải
Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Hội thảo báo cáo kết quả xây dựng qui chế cộng đồng trong quản lý và phát triển rừng và đất rừng vùng đầu nguồn Kuangsi, Luang Prabang, Lào
Khi chính quyền và cơ quan chuyên chính đồng cảm với dân - tin nóng tại Lóng Lăn
Tọa đàm Tổng kết và kiến nghị của MECO-ECOTRA vì an toàn sinh kế và hạnh phúc cộng đồng
Đào tạo khung lý thuyết về Sinh kế và Chủ quyền sinh kế
Tọa đàm về chính sách và thực tiễn trong công tác giao đất giao rừng
Hơn một thập kỷ giao đất – giao rừng: nhìn từ Quảng Nam
Bài học trong Lồng ghép Luật tục trong Giao đất giao rừng ở cộng đồng
Hội thảo chuyên đề giao đất giao rừng dựa vào cộng đồng
SPERI trả lời phóng vấn trên kênh truyền hình VTC10
Đóng góp và chia sẽ các nội dung tư tưởng cần thay đổi tại bộ Luật Đất đai 2013

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved