SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE
  TRANG CHỦ   Diễn đàn  Bài viết
Đối tác
Vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế trên thế giới - thực trạng và xu hướng phát triển tại Việt Nam
13/02/2011
 
 
Vận động hành lang gắn liền với sự ra đời của nền tư sản và xã hội công dân. Vận động hành lang ra đời và phát triển tại Anh, tuy nhiên, hoạt động vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế nói riêng và các nhóm lợi ích nói chung được phát triển tại Mỹ[1]. Ngày nay, các vận động hành lang đạng được thừa nhận và phát triển mạnh mẽ tại Mỹ, Châu Âu, Canada và được sử dụng rất nhiều tại các nước khác. Theo các thống kê, các hiệp hội kinh tế chiếm tới gần 80% các vận động hành lang tại Mỹ và một số lượng rất lớn tại Châu Âu và Canada[2].
 
Xét về bản chất, sự ra đời và phát triển của các nhóm lợi ích nói chung, hiệp hội kinh tế nói riêng nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền lợi của các thành viên và vận động hành lang là một trong những hoạt động hiệu quả nhất nhằm tác động đến các cơ quan công quyền trong việc đưa ra các chính sách, quyết định có lợi cho họ.
 
Có ba cơ sở của vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế. Thứ nhất, trong một nền kinh tế thị trường, một xã hội dân sự “nhà nước nhỏ, xã hội lớn”, việc ban hành các đạo luật, chính sách hay các quyết định của các cơ quan công quyền cần được cân nhắc trên cơ sở thực trạng, ý kiến và nguyện vọng của nhân dân.
 
Thứ hai, kinh tế thị trường phát triển không ngừng, các hoạt động kinh tế diễn ra một cách mau lẹ và nhậy cảm thì mỗi một chính sách của cơ quan công quyền đều có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp tới lợi ích và sự phát triển của các chủ thể kinh doanh. Bản thân riêng rẽ các chủ thể kinh doanh khó có thể đề đạt một cách trực tiếp tới các cơ quan công quyền ý chí và nguyện vọng của mình. Các hiệp hội kinh tế, với tiềm lực kinh tế và sức ảnh hưởng lớn, là một trong những kênh truyền thông và tác động hiệu quả nhất ý chí và nguyện vọng của các thành viên tới các cơ quan công quyền.
 
Thứ ba, các hiệp hội kinh tế đóng vai trò như những chủ thể trung gian trong việc chuyển tải thông tin từ doanh nghiệp tới các cơ quan công quyền một cách trực tiếp, minh bạch, liên tục và nhanh chóng.
 
Ở Việt nam dù công nhận hay không công nhận, thì theo chúng tôi, các hoạt động hành lang vẫn đã và đang diễn ra. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vận động hành lang. phân tích và làm rõ những mặt tích cực và tiêu cực của nó và thiết lập một cơ chế điều chỉnh thích hợp cho việc lĩnh vực hoạt động này là một hướng cần được ứu tiên trong giai đoạn hiện nay >>> Tải về xem chi tiết. .
LS Trần Hữu Quỳnh
Ths. Trần Văn Hai
                                                   ban pháp chế VCCI

[1] Ban công tác lập pháp, Tài liệu tham khảo, Vận động hành lang - Thực tiễn và pháp luật, Hà Nội, 02.2007.
[2] Phạm Duy Nghĩa, Vai trò của các hiệp hội kinh tế trong hoạt động vận động xây dựng chính sách của Nhà nước, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 7.2004;
In bài viết Tải về Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Hội thảo báo cáo kết quả xây dựng qui chế cộng đồng trong quản lý và phát triển rừng và đất rừng vùng đầu nguồn Kuangsi, Luang Prabang, Lào
Khi chính quyền và cơ quan chuyên chính đồng cảm với dân - tin nóng tại Lóng Lăn
Tọa đàm Tổng kết và kiến nghị của MECO-ECOTRA vì an toàn sinh kế và hạnh phúc cộng đồng
Đào tạo khung lý thuyết về Sinh kế và Chủ quyền sinh kế
Tọa đàm về chính sách và thực tiễn trong công tác giao đất giao rừng
Hơn một thập kỷ giao đất – giao rừng: nhìn từ Quảng Nam
Bài học trong Lồng ghép Luật tục trong Giao đất giao rừng ở cộng đồng
Hội thảo chuyên đề giao đất giao rừng dựa vào cộng đồng
SPERI trả lời phóng vấn trên kênh truyền hình VTC10
Đóng góp và chia sẽ các nội dung tư tưởng cần thay đổi tại bộ Luật Đất đai 2013

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved