SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE
  TRANG CHỦ   Diễn đàn  Bài viết
Đối tác
Xây dựng luật trong bối cảnh Kinh tế thị trường và Xã hội dân sự
09/02/2011
 
 
Tôi cho rằng cần coi trọng những quan điểm sau đây khi xây dựng Luật Hội. Thứ nhất, phải bảo đảm nguyên tắc tự do ý chí của cá nhân, tổ chức trong việc lập Hội. Dự thảo 8 chưa thể hiện được nguyên tắc này. Với tư cách là tổ chức công quyền, Nhà nước phải tạo ra môi trường pháp lý rõ ràng, thuận lợi nhất cho việc hình thành và hoạt động của các tổ chức hội, đồng thời có cơ chế giám sát các hội. Phải nói tính chất quan hệ Nhà nước - các hội ở đây không phải quan hệ cấp trên cấp dưới, hành chính mệnh lệnh, mà là quan hệ dân chủ, bình đẳng, cùng hỗ trợ, tạo điều kiện và kiểm tra giám sát lẫn nhau. Chính các hội cũng kiểm tra, giám sát công chức Nhà nước. Đó là hai mặt của vấn đề. Quản lý Nhà nước mà gây khó khăn cho hội như dự thảo 8 là không nên.
 
Tiếp đến là xây dựng Luật về Hội phải đặt trong bối cảnh đang xây dựng Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, cùng với những chuyển biến của nền kinh tế thị trường. Vai trò của các tổ chức xã hội ngày nay đã thay đổi nhiều lắm rồi, không còn như trong điều kiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp nữa. Đây chính là điều cần nhấn mạnh vì tư duy bao cấp, tình trạng xin, cho trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội ở nước ta còn nặng nề, điều này thể hiện khá rõ trong dự thảo 8...
 
Về một số nội dung trong dự án luật, một vấn đề mấu chốt là việc xác định đối tượng điều chỉnh của luật. Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng, trước vấn đề nêu trên, người soạn thảo Luật về Hội phải đứng trước sự lựa chọn:
 
Lựa chọn thứ nhất có thể là đưa các tổ chức chính trị - xã hội vào phạm vi điều chỉnh của Luật về Hội. Trong trường hợp này, các tổ chức chính trị - xã hội được coi là thành phần thực sự của xã hội dân sự, có vị trí bình đẳng như các tổ chức nhân dân, hội khác. Đồng thời, các tổ chức chính trị - xã hội sẽ hội hoạt động và phát triển theo hướng tự lập hơn và gần gũi với dân hơn. Nói cách khác, hoạt động trong khuôn khổ của Luật về Hội, các tổ chức chính trị - xã hội sẽ có điều kiện phát triển theo hướng “xã hội hoá”. Điều này khắc phục được tình trạng “nhà nước hoá” các tổ chức xã hội.
 
Lựa chọn thứ hai, Luật về Hội có thể dành một chương riêng quy định về hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Về nguyên tắc, cần khẳng định rằng những tổ chức này là những tổ chức phi chính phủ, là thành phần của xã hội dân sự chịu sự điều chỉnh của Luật về Hội như các tổ chức phi chính phủ khác. Đồng thời, Luật về Hội có thể có một số quy định cụ thể phản ánh tính chất đặc thù của một số tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.
 
Lựa chọn thứ ba, Luật về Hội sẽ không điều chỉnh hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Như vậy, các tổ chức chính trị - xã hội vẫn có một sân chơi riêng, đặc biệt, được Đảng và Nhà nước bao cấp, bảo trợ.
 
Theo quan điểm của tôi, ta nên chọn phương án thứ hai vì không nên tiếp tục “nhà nước hóa” các tổ chức chính trị - xã hội trong bối cảnh đất nước đã chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần có những bước quá độ và việc có một chương riêng về các tổ chức chính trị - xã hội là để thể hiện được một số quy định có tính quá độ ấy.
 
Việc công nhận cá nhân người nước ngoài tổ chức nước ngoài cũng có quyền lập hội, tham gia hội như các cá nhân, pháp nhân Việt Nam là phù hợp với thực tiễn của nhiều nước và với xu thế toàn cầu hoá. Vì vậy, theo tôi, trong Luật về Hội đã cần quy định cụ thể về quyền lập hội của cá nhân, tổ chức nước ngoài mà không nên quy định như trong dự thảo là giao cho Chính phủ quy định.
 
Ngoài ra còn 2 vấn đề cũng nên đưa vào Luật. Thứ nhất, quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa hội và các cơ quan nhà nước và xác định thẩm quyền giải quyết phải là tòa án (giải quyết theo con đường tư pháp chứ không giải quyết theo con đường hành chính). Trong quá trình thành lập và hoạt động của các hội không thể tránh khói việc phát sinh tranh chấp giữa hội với các cơ quan nhà nước. Vì vậy, việc xây dựng một cơ chế pháp lý để giải quyết loại tranh chấp này là rất cần thiết.
 
Thứ hai, quy định bảo đảm quyền của các hội có thể khiếu nại các cơ quan hành chính, khiếu kiện ra trước toà án về các hành vi, sự việc ngăn cản quyền lập hội, xâm phạm các quyền và lợi ích chính đáng và hợp pháp của hội.
 
Cuối cùng, cần cân nhắc kỹ hơn quy định: Các Bộ quản lý chuyên ngành có quyền (cũng có nghĩa là có trách nhiệm, nghĩa vụ) quản lý các hội. Giai đoạn hiện nay là giai đoạn phát triển của xã hội dân sự trong điều kiện kinh tế thị trường, Hội là các thiết chế của xã hội dân sự. Trong điều kiện ấy nên thừa nhận sự độc lập tương đối của các hội trong mối liên hệ với các Bộ. Nếu Bộ chuyên ngành có quyền quản lý các hội thì Hội khó có thể thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động quản lý của Bộ đó.
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Hội thảo báo cáo kết quả xây dựng qui chế cộng đồng trong quản lý và phát triển rừng và đất rừng vùng đầu nguồn Kuangsi, Luang Prabang, Lào
Khi chính quyền và cơ quan chuyên chính đồng cảm với dân - tin nóng tại Lóng Lăn
Tọa đàm Tổng kết và kiến nghị của MECO-ECOTRA vì an toàn sinh kế và hạnh phúc cộng đồng
Đào tạo khung lý thuyết về Sinh kế và Chủ quyền sinh kế
Tọa đàm về chính sách và thực tiễn trong công tác giao đất giao rừng
Hơn một thập kỷ giao đất – giao rừng: nhìn từ Quảng Nam
Bài học trong Lồng ghép Luật tục trong Giao đất giao rừng ở cộng đồng
Hội thảo chuyên đề giao đất giao rừng dựa vào cộng đồng
SPERI trả lời phóng vấn trên kênh truyền hình VTC10
Đóng góp và chia sẽ các nội dung tư tưởng cần thay đổi tại bộ Luật Đất đai 2013

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved