SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE
  TRANG CHỦ  
Đối tác
Bàn về thực chất của Vận động hành lang
10/02/2011
 
 
Để hiểu vận động hành lang ngày nay, tôi thiết nghĩ cần xem xét quá trình hình thành và phát triển của nó, đặt trong bối cảnh lịch sử của từng giai đoạn của quá trình.
 
Việc xem xét này chỉ đặt ra trước tiên “Ai cần đến vận động hành lang?”. Người cần đến vận động hành lang lúc ban đầu phải chăng là những người dân bình thường, hoặc đại diện của họ, cần trình bày trực tiếp cho các vị nghị viện rõ những bức xúc của mình để các vị này bảo vệ quyền lợi của lớp người “dân đen”. Còn hiện nay, khi mà vận động hành lang đã trở thành một nghề nghiệp, những người cần đến vận động hành lang là ai? Và những ai là người có phương tiện để thuê vận động hành lang?
 
Cùng với các câu hỏi trên, phải chăng mục đích của vận động hành lang cũng đã thay đổi cơ bản, từ nguyện vọng của “dân đen” sang lợi ích của những “người có của” nhằm bảo vệ và giúp họ “có của” và “có quyền” hơn?.
 
Việc xem xét quá trình hình thành và phát triển còn giúp chúng ta nhận diện các tổ chức, cá nhân vận động hành lang. Họ là ai?
 
Theo tôi, họ là những người trung gian. Bản chất trung gian là một hằng số của vận động hành lang. Thay đổi chăng là lúc ban sơ của vận động hành lang, họ làm không vụ lợi, giúp cho người dân, còn ngày nay, họ sống với “nghề vận động hành lang”.
 
Họ kinh doanh gì? Thực tế cho thấy, họ kinh doanh mối quan hệ mà họ đã thiết lập được, những hiểu biết luật pháp mà họ có, và sự nhạy bén của họ trong đón bắt tình hình. Dĩ nhiên, các tổ chức, cá nhân vận động hành lang từ đó cũng xây dựng cho mình một “thương hiệu”, như có thể thấy ỏ Hoa Kỳ chẳng hạn.
 
Một đặc trưng khác là do tính chất trung gian và kinh doanh các mối quan hệ, nghề vận động hành lang làm phát sinh vận động dây chuyền.
Đối tượng vận động hành lang của họ là ai? Dĩ nhiên là các tổ chức, cá nhân vận động hành lang nhằm vào là những người có quyền thế, có thể làm thay đổi tình thế bằng lá phiếu của mình hay bằng quyết định của mình.
 
Mặt tiêu cực của vận dộng hành lang: Có những điều cấm và có hình phạt quy định trong các luật của các nước ở đó vận động hành lang được luật pháp công nhận. Điều này tự nó đã gián tiếp thừa nhận là có mặt trái, có tiêu cực trong vận động hành lang. nhưng liệu những điều luật cấm và các chế tài có triệt tiêu được các tiêu cực, thay đổi được mặt trái hay không? thiết nghĩ cần đi vào bản chất của hoạt động vận động hành lang.
 
Với việc vận động hành lang, hình thành một lớp người trung gian giữa thiết chế nhà nước và công dân. Lớp người này chịu trách nhiệm trước ai? Trách nhiệm của họ phải chăng dừng lại ở các bản kê khai theo quy định của pháp luật?
 
Chính tầng lớp trung gian xen vào giữa thiết chế nhà nước và công dân, và trách nhiệm không rõ ràng của tầng lớp trung gian này làm giảm tính minh bạch và công khai của bộ máy nhà nước.
 
Vận động có thù lao, nghề kinh doanh vận động hành lang rất gần với hối lộ và nhận hối lộ. có thể nói hay không rằng kinh doanh vận động hành lang về thực chất là hành vi hối lộ và nhận hối lộ được pháp luật công nhận.
 
Vì tính dây chuyền của nó, thực trạng này sẽ phổ biến trong xã hội mà người thừa hưởng là ai? nạn nhân là ai? Với tính toàn cầu hoá, liệu nghề kinh doanh vận động hành lang và các tiêu cực của nó mang theo có xuyên biên giới hay không?
 
Không phải không có lý khi có người nói rằng luật pháp càng rắc rối, nghề vận động hành lang càng khó có đất màu mỡ để hoạt động. Cùng luồng suy nghĩ này, một câu hỏi có thể được đặt ra: có mối tương quan giữa việc một quốc gia có hệ thống pháp luật án lệ với việc quốc gia đó công nhận nghề vận động hành lang hay không? Tương tự, có mối tương quan nào giừa việc các quốc gia có hệ thống pháp luật la-tinh (thành văn) với việc không công nhận nghề vận động hành lang hay không?
 
Khi những nhà tài phiệt thông qua vận động hành lang để đạt được những lợi ích của mình, đó có phải là “sự lũng đoạn Nhà nước” hay không? nhất là khi, hiểu theo nghĩa rộng rất thông dụng, “vận động hành lang là vận động người có chức có quyền nhằm giúp mình đạt được mục đích gì đó về kinh tế, chính trị, xã hội” [1]..
 
Với tiến bộ của công nghệ thông tin, “Chính phủ điện tử”, “Nhà nước điện tử” được triển khai ngày càng rộng khắp trên thế giới nhằm tăng cường tính trực tiếp, minh bạch và công khai giữa Nhà nước và công dân, theo yêu cầu của dân. Ngay cả các đại biểu dân cử, nếu không nâng cao năng lực của mình, tăng cường tiếp xúc cử tri để nắm bắt nguyện vọng và các vấn đề bức xúc mà họ đang gặp, thì vai trò của họ cũng sẽ giảm. Trong bối cảnh này, nghề vận động hành lang có nên tồn tại hay không?
 
Đối với Việt Nam, nghề này chưa được luật pháp công nhận, trong bối cảnh như vậy và trong lúc chúng ta triển khai Luật phòng, chống tham nhũng theo ý tôi, luật pháp không nên công nhận nghề vận động hành lang.
GS - TSKH Nguyễn Ngọc Trân
Phó chủ nhiệm UB đối ngoại Quốc hội
                                                                                                                         Đại biểu Quốc hội khóa XI

[1] “Lobby trong nền chính trị Mỹ: chìa khoá để thành công” (Nguồn Vietnamnet). Trích dẫn trong Tài liệu tham khảo “Vận động hành lang - Thực tiễn và pháp luật”, trang 3.
In bài viết Bookmark and Share Quay lại

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved