Xuất hiện loài người là xuất hiện các doanh nhân xã hội. Bắt đầu là sự xuất hiện các Thủ lĩnh trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ của các bầy đàn. Các Thủ lĩnh này là hình thức sơ khai của khái niệm Doanh nhân Xã hội. Các thủ lĩnh này là hiện thân của lòng dũng cảm, của đức hy sinh vì cộng đồng trong xã hội đó. Họ là những người có trí tuệ, dám thách thức với thú dữ, với thiên nhiên, giữ bình yên cho cộng đồng, giúp cộng đồng tự tin vượt qua các khó khăn trong quá trình đấu tranh với các điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, cũng như trong quá trình đối mặt với các điều kiện bên ngoài. Lợi ích mà các thủ lĩnh này thu được từ trí tuệ, từ sức lao động trong quá trình lãnh đạo cộng đồng được phân phối đều cho mọi thành viên trong cộng đồng.
Khi xã hội phát triển, hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp, hình thành nhà nước. Sự cạnh tranh giữa các giai cấp diễn ra ngày càng mạnh mẽ với các hình thức ngày càng tinh vi, quyết liệt. Cùng với sự phát triển của trí tuệ, khoa học và công nghệ ngày càng hoàn thiện. Xã hội hình thành nên các triết lý sống khác nhau. Các trường phái lý luận khác nhau với các hình thức chủ nghĩa khác nhau. Thời kỳ đầu của các loại hình chủ nghĩa thường đối lập và ít khi cộng tác với nhau. Mà theo chiều hướng triệt tiêu lẫn nhau. Khi tiến trình phát triển đạt đến một ngưỡng nào đó, theo qui luật, sự triệt tiêu lẫn nhau lại quay lại cộng tác cùng nhau theo qui luật mâu thuẫn để thống nhất, thống nhất để cùng phát triển. Trường phái tư bản chủ nghĩa và trường phái xã hội chủ nghĩa ra đời trong ngữ cảnh đó. Lý tưởng và động cơ của từng trường phái khác nhau.
Tư bản chủ nghĩa quan tâm đến kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận tư bản chủ nghĩa là thước đo của các quan niệm về giá trị. Xã hội chủ nghĩa lấy kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (như Trung quốc), hoặc kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa (như Việt nam), tức lợi nhuận xã hội chủ nghĩa là thước đo của các quan niệm về giá trị.
Dù là quan tâm tư bản chủ nghĩa hay quan tâm xã hội chủ nghĩa, khi mà tiến trình phát triển đạt đến ngưỡng vật chất và tinh thần nhất định, như hiện nay, thiên niên kỷ mới, lực lượng kinh tế tư bản chủ nghĩa chiếm lĩnh vị thế kinh tế, với các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia, nắm giữ các thị phần chủ yếu trên toàn thế giới, buộc các quốc gia nhỏ, chậm phát triển về kinh tế, phải chấp nhận sức ép trong cuộc đọ sức thị trường. Toàn cầu hoá sẽ là một qui luật của thực tế. Như vậy, kinh tế tư bản sẽ chiếm lợi thế trên vũ đài toàn cầu hoá.
Ngay trong lòng các quốc gia tư bản, nhu cầu tất yếu tự phải tái hình thành các khái niệm về doanh nhân xã hội. Nhằm mục đích hồi phục lại những giá trị về mặt đạo đức, về các chuẩn mực văn minh xã hội. Những chuẩn mực đó đã bị lãng quên hoặc thị trường hoá bằng tiền tệ và những thước đo của tiền tệ ăn sâu vào cội rễ của tiềm thức, của hành vi, của các mối quan hệ xã hội và những giá trị nhân văn trong hàng trăm năm đắm chìm trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Doanh nhân xã hội với mưu cầu hồi phục lại các chuẩn mực đạo đức, tính tự nguyện, tính cộng đồng trong một xã hội thị trường. Chỉ số về sự tự nguyện và tính cộng đồng trách nhiệm và sự tôn trọng các giá trị nhân văn là triết lý cho mọi tư duy và định hướng chiến lược trong phát triển doanh nhân xã hội.
Nghiên cứu, hiểu đầy đủ và vận dụng sáng tạo các giá trị doanh nhân xã hội, nhận thức được việc phát triển doanh nhân xã hội là ưu tiên đặc biệt trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, vừa là giải pháp giữ gìn và phát huy các nét đẹp văn hoá truyền thống của nhiều quốc gia, vừa góp phần thực hiện sứ mệnh thống nhất ngày càng cao mục tiêu xã hội - dân sự và giải pháp xã hội - chính trị của các quốc gia trong khu vực Đông Nam á nói chung, đặc biệt là Việt nam và Lào. Tại Việt Nam, việc định hướng và tạo điều kiện cho chiến lược phát triển doanh nhân xã hội là biết kế thừa khôn ngoan và phát huy tối đa tính tự lực, tự cường, tinh thần yêu nước, yêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa vốn đã dày công tu tích từ các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ trong thế kỷ trước. Vừa đạt được các giải pháp xoá đói giảm nghèo, vừa phát triển bền.
Mạng lưới doanh nhân xã hội được phát triển một cách đồng bộ theo hệ thống và theo cấu trúc, trở thành sức mạnh tổng hợp, đủ bản lĩnh và tính tự tin trong hợp tác và cạnh tranh với các tổ chức xã hội – Dân sự xuyên quốc gia, một đối tượng cạnh tranh thú vị về cả uy tín, hiểu biết và sáng tạo. Tạo ra những hành lang đạo đức để hình thành thái độ tự nhìn nhận, tự đánh giá tương đối bình đẳng giữa các thành phần kinh tế xã hội trong cạnh tranh, trong hợp tác và trong phát triển. Toàn cầu hoá đến lúc trở thành một nhu cầu tất yếu của mọi quốc gia, các chỉ số phát triển bền vững đạt được tính xã hội hoá ngày càng cao, hành vi ứng xử giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên được quan tâm như là phê chuẩn quốc tế của bất kỳ một chương trình định hướng phát triển kinh tế xã hội, hệ thống doanh nhân xã hội sẽ trở thành lực lượng nồng cốt trong xã hội - dân sự của mọi quốc gia. Các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia không còn sự lựa chọn nào khác ngoài hợp tác, tôn trọng và cùng phát triển với lực lượng xã hội - dân sự. Khoảng cách và sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong mọi xã hội được rút ngắn. Văn minh xã hội và mục tiêu bình đẳng tương đối trong bối cảnh toàn cầu hoá sẽ không còn là thảm hoạ của loài người. Doanh nhân xã hội sẽ vừa là chiến lược, vừa là mục tiêu của mọi quốc gia trong định hướng phát triển kinh tế xã hội và chính trị dân sự.
Doanh nhân xã hội có quan tâm về lợi ích không? Lợi ích mà các doanh nhân xã hội quan tâm là loại hình lợi ích gì? Lợi ích đó từ đâu ra và phục vụ cho loại hình mục tiêu gì? Đọc giả sẽ tự nghiên cứu và theo từng cách hiểu và từng loại hình tư duy khác nhau về doanh nhân xã hội để cùng nhau tranh luận theo quan niệm giá trị về doanh nhân xã hội của trường phái định nghĩa trên đây!
Trần thị Lành - 2006