Không phụ thuộc vào thể chế, không bị ràng buộc bởi thể chế mà vẫn trình tự như tiến bình thường thì mới gọi là một xã hội dân sự đích thực.
Bởi xã hội dân sự là một xã hội tồn tại khách quan theo nhu cầu của chính thực tiễn xã hội, không bị thẩm thấu, nhuộm màu hoặc khoách tán bởi bất kỳ một chủ nghĩa hình thức, cơ hội chính trị và dư luận xã hội nào tha hóa.
Với một xã hội như vậy thì THỂ CHẾ là KẾT QUẢ của xã hội dân sự, chứ thể chế không phải là NGUYÊN NHÂN hoặc là ĐỘNG LỰC của xã hội dân sự.
Một xã hội nửa ÔNG nửa THẰNG, được ngụy biện hoặc tha hóa bởi chủ nghĩa hình thức và ích kỷ cá nhân thì THỂ CHẾ trở thành NGUYÊN NHÂN và VŨ KHÍ tối tân buộc xã hội đó phải ĐỐI PHÓ với thể chế. Xã hội như vậy không mang màu sắc và bản chất của xã hội dân sự, tuy nhiên, xã hội dân sự có những mặt tiêu cực của nó (tính hai mặt của vấn đề).
Xã hội dân sự MẠNH đến một NGƯỠNG nào đó sẽ TRIỆT TIÊU hoặc giảm tối đa vai trò "ĐẦY TỞ" của Nhà Nước. Lúc đó Nhà Nước sẽ trở thành đối tác của xã hội dân sự. Một đối tác dễ chịu và luôn lễ phép với xã hội dân sự giống như cách quảng cáo: "Khách hàng là thượng đế" ví như là "Thái độ của các thương nhân phải lễ phép khi phục vụ khách hàng". Bởi xã hội dân sự là muôn thuở. Nhà nước phải biết LỄ PHÉP với xã hội dân sự thì mới đúng qui luật PHÁT TRIỂN BỀN LÂU.