Bác Phước - đã từng là một nông dân nghèo tại xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - bằng lòng kiên trì và đam mê tìm tòi học hỏi đang từng bước tự khẳng định vị trí của mình trên 2 ha đất bỏ hoang. Vùng 2 ha đất bỏ hoang đã từng là một trong những điểm tập kết dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh để vận chuyển hàng hoá và đạn dược tiếp tế cho Miền nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Vùng đất này đã trở nên khô cằn, hoang vu, và bị nhiễm hóa chất. Điều mà ít ai có thể nghĩ tới đó là ngay dưới những tán cây đủ loại trong khu vực đất Bác đã phục hồi này, cách đây 4 năm nơi đã từng chứa chất hàng tạ bom mìn Mỹ chưa kịp phát nổ.
Cuộc sống của gia đình Bác Phước trước đây rất chật vật. Cái đói, cái nghèo đeo đẳng Bác suốt một thời gian dài. Bác phải vào rừng chặt gỗ hoăc làm nhiều việc khác nhau để có tiền mua gạo cho gia đình. Bác cũng nhận thức được đây là những việc nguy hiểm, trái phép hoặc không bền vững; tuy nhiên, vì do sự bế tắc trong kế sinh nhai, Bác vẫn dấn thân.
Đây có thể là một tình trạng chung ở nhiều cộng đồng người dân khu vực vùng cao (kể cả người Kinh và dân tộc thiểu số) thuộc tỉnh Quảng Bình. Người nông dân nhỏ lẻ, với những diện tích đất canh tác bạc màu và thiếu nước tưới tiêu trong sản xuất thì khó có thể duy trì cuộc sống của mình và gia đình. Chặt cây trên rừng để duy trì cuộc sống gia đình ở từng hộ gia đình nhỏ lẻ có thể là không đáng kể so với việc khai thác gỗ ở quy mô lớn của các Nông Lâm trường trên địa bàn, song hậu quả của nó đối với việc duy trì tính đa dạng sinh học của các cánh rừng tự nhiên ở khu vực hiện phải gánh chịu những cái giá rất đắt. Xem tiếp.