Cùng với sự hình thành khái niệm BHE, chín bước tiếp cận giảm nghèo cấu trúc từ các hoạt động thực tiễn và chiến lược phát triển PASTE (PArticipation, Shareresponsibility for Transparency and Equality) cũng được đúc kết và trở thành một chuỗi cộng hưởng trong hành vi và tư duy phát triển cộng đồng.
Chín bước Tiếp cận trong Giảm nghèo cấu trúc và Phát triển Bền vững
Bước 01: Nghiên cứu và học ngôn ngữ, tập quán, phong tục, niềm tin tín ngưỡng, kiến thức và kinh nghiệm của cộng đồng
Bài học
-
Nhận dạng sự khác biệt giữa các quan niệm về giá trị
-
Hiểu được cấu trúc xã hội truyền thống và các lễ nghi ứng xử giữa con người với thiên nhiên;
-
Hiểu được mình là ai, phải làm gì và làm như thế nào, bắt đầu từ đâu là hợp với tâm lý và không vi phạm ý chí và lòng tự trọng dân tộc của cộng đồng
Bước 02: Phối hợp chặt chẽ với già làng và trưởng bản, liên kết giữa luật tục của cộng đồng với hệ thống pháp lý chính thống của chính quyền địa phương
Bài học
-
Phát huy tối đa vài trò lãnh đạo truyền thống của cộng đồng, tạo được môi trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của lãnh đạo truyền thống trong cộng đồng, phát hiện các bất cập, phân tích ảnh hưởng các bất cập của chính sách trong trong quá trình tiếp cận cộng đồng. Tạo được môi trường tham gia chia sẽ và phản biện giữa già làng với hệ thống lãnh đạo chính quyền bản, xã và huyện
-
Hiểu được ý nghĩa thế tự chủ và tự chịu trách nhiệm của lãnh đạo truyền thống, động viên tối đa cơ hội tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phát triển, giảm bớt tâm lý tự ti, mặc cảm, tăng tính tự tin và hiểu biết lẫn nhau giữa hai hệ thống truyền thống và chính thống thông qua các cuộc tham quan chia sẽ
-
Tạo hành lang bình đẳng tham gia giữa hệ thống thiết chế chính trị xã hội truyền thống và chính thống trong quá trình triển khai các hoạt động tại cộng đồng
Bước 03: Tạo cơ hội để các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau được tự do gặp gỡ, liên kết với nhau trong quá trình hình thành các nhóm cùng sở thích
Bài học
-
Cộng đồng tự phát hiện ra những điểm chung, cùng tìm giải pháp tự giải quyết các vấn đề theo phong tục, văn hoá và các điều kiện sinh thái, địa lý đặc thù riêng của từng dân tộc
-
Đến với cộng đồng, nên sạch trong lòng, trong trong mắt, thật trong tâm hồn, khôn trong lý trí, kỹ trong công việc
-
Cộng đồng sẽ cung cấp cho chúng ta những giải pháp thiết thực trong các bước tiếp cận tâm lý, trong nghệ thuật giao tiếp để tiếp tục khám phá các bí ấn của họ
Bước 04: Tạo môi trường cho cộng đồng gặp gỡ đúng người, đúng chủ đề, đúng nơi và đúng lúc, để họ cùng nhau tự tìm ra các giải pháp tự giải quyết
Bài học
-
Cộng đồng tự xác định các bức xúc chìa khoá, nguyên nhân và hậu quả của bức xúc, tự liên kết với nhau thành các nhóm sở thích, để giải quyết các bức xúc của chính họ
-
Cộng đồng tự xác định mục tiêu và chiến lược để thực hiện mục tiêu của mình dựa vào phong tục và bản sắc văn hoá của chính họ trên cơ sở đồng thuận thông qua các qui ước tự nguyện giữa các nhóm sở thích với nhau. Đây là cơ sở phát triển và nhân rộng các CBOs và CBIs [1]
-
Cộng đồng tự đề xuất các bước đi trong tiếp cận giúp cho các tổ chức phát triển và các nhà thực thi chính sách tại địa phương không bị sai lầm áp đặt
Bước 05: Tạo hành lang pháp lý và những điều kiện vật chất tối thiểu để cộng đồng tự xây dựng các mô hình điểm phát triển cộng đồng và xoá đói giảm nghèo
Bài học
-
Động viên tối đa cơ hội thực hành kinh nghiệm địa phương tại các mô hình xoá đói giảm nghèo cấp hộ, liên kết hộ, cộng đồng, liên kết cộng đồng hợp lòng dân, hợp trình độ, dễ ứng dụng, nhìn được, tin được để các hộ trong và ngoài cộng đồng vận dụng và mở rộng
-
Phát huy tối đa sự tham gia chia sẽ tự nguyện về bức xúc , sáng kiến, giải pháp giữa các thành viên trong từng nhóm sở thích, là nền tảng tạo dựng niềm tin giữa các thành viên trong cộng đồng, là tiền đề của tiến trình phân quyền và dân chủ hóa tại cộng đồng
-
Có được các chỉ số thực tế , các mô hình tổ chức cộng đồng tin cậy để phân tch, trình diễn và phản biện các chính sách xóa đói giảm nghèo và phát triển tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Bước 06: Cung cấp những điều kiện và phương tiện cơ bản để cộng đồng tự kiểm tra và đánh giá chéo lẫn nhau
Bài học
-
Cộng đồng cởi mở và tự do tranh luận, các sáng kiến nảy nở, lòng tự trọng và tâm lý dân tộc cùng với không khí chất vấn, phản biện xuất hiện thông qua giám sát tư vấn và đánh giá chéo giữa các nhóm sở thích trong tiết kiệm tín dụng, trong chăn nuôi, trong làm vườn và trong các chương trình phát triển cộng đồng tại địa phương
-
Xuất hiện không gian và tư duy phê phán giữa các thành viên, giữa các nhóm trên cơ sở những phát hiện yếu kém của chiến lược đánh giá và kiểm tra chéo lẫn nhau
-
Không khí thi đua hình thành giữa các nhóm, các cộng đồng và các mạng chủ đề
Bước 07: Tổ chức hộithảo mở rộng giữa nhiều đối tác: cộng đồng, chính quyền, tổ chức phát triển, công luận, các nhà nghiên cứu phát triển, các nhà lập định chính sách
Bài học
-
Quan niệm truyền thống về quyền sở hữu, về tài nguyên rừng, đất và nước giữa cộng đồng và Pháp luật không tương đồng về giá trị̣
-
Chồng chéo sở hữu về tư liệu sản xuất - đất rừng và xung đột giữa lâm trường quốc doanh và các cộng đồng là chủ đề chìa khoá
-
Nhu cầu được trực tiếp đàm phán và thương thuyết với các nhà thực thi và lập định chính sách
-
Nhu cầu được xác lập chủ quyền sử dụng tư liệu sản xuất - đất rừng
-
Nhu cầu được giám sát tư vấn và được đóng góp các ý kiến phản biện trực tiếp việc thực thi chính sách của các cấp lãnh đạo địa phương
Bước 08: Tạo môi trường hiểu biết về thể chế để cộng đồng xây dựng quy chế tự quản, tự chịu trách nhiệm thực hiện những mục tiêu mà họ đề ra.
Bài học
-
Nhu cầu được tự tổ chức, quản lý và thực thi các nội dung xoá đói giảm nghèo , tự kiểm tra và đánh giá chéo các đầu ra, kết quả và tính ảnh hưởng của các nội dung xoá đói giảm nghèo và phát triển
-
Nhu cầu được chủ động phân tích, và tự quyết định việc chấp nhận hay không chấp nhận các tác động trực tiếp từ bên ngoài
-
Nhu cầu được trực tiếp giao lưu và tiếp cận thị trường
-
Nhu cầu được trao đổi thông tin và văn hoá giữa các cộng đồng
-
Xuất hiện mong muốn được thành lập các hội, các tổ chức theo mục tiêu riêng độc lập
Bước 09: Tìm kiếm các đối tác hợp tác mới - mở rộng giao lưu và liên kết mạng lưới - kết nối mạng lưới các nhóm sở thích trực tiếp với các doanh nhân cộng đồng và các tổ chức kinh tế phát triển - tạo tiền đề hình thành các doanh nghiệp cộng đồng
Bài học
-
Nhu cầu được tư vấn cách duy trì các giá trị tự nguyện của mạng các chủ đề
-
Nhu cầu được cải tổ mạng lưới các chủ đề để giao lưu với thị trường
-
Nhu cầu được tự quản lý và điều phối các mô hình tổ hợp dịch vụ
-
Nhu cầu được tăng cường năng lực phân tích chi phí - hiệu quả và phân phối lợi ích
-
Nhu cầu giao lưu rộng lớn hơn
[1] CBO = Community Based Organization, CBI = Community Based Institution
|
|