SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
  TRANG CHỦ   Sinh Thái Nhân văn Sinh học  Bài viết
LÝ THUYẾT
Sinh thái Nhân văn Sinh học
Nhân học và Sinh kế
LIÊN MINH CHỦ QUYỀN SINH KẾ
Đối tác
Tiền tệ hóa tự do, sáng tạo và tự chủ kiểu Tây
01/07/2014
 
Sau đại chiến thế giới thứ hai, Anh, Pháp và Nhật kiệt quệ. Mỹ lúc này ở thế thượng phong, và mỉm cười trước sự thất thểu của đối thủ đáng gườm đang lâm vào thế vận xế chiều, đã đồng thanh tuyên kết “Phát triển kinh tế” bắt đầu từ những năm 1950s. Rồi một cuộc đánh hơi vòng quanh thế giới và phát sóng truyền tin ý đồ bá chủ  nhằm tận dụng thời cơ khi đối thủ Anh, Pháp, Nhật đang trong cơn mê sảng từ kết cục đại bại sau chiến tranh. Thủ đoạn bá chủ  thế giới của Mỹ bắt đầu!  Mỹ đã ngửi mùi châu Phi và châu Á vốn dĩ là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, ở đó hiếm hoi đồng đô la và cô ca cô la.  Đuợc sự ủng hộ của giới học giả kiểu Mỹ đang khát cơ hội và không gian mã hóa chủ nghĩa tân tự do ‘neo-liberalism’ bàn tay siêu quyền lực chạm vào cơ thể của các Nàng Thiên Sản đang ngon giấc dưới đáy lâu đài Châu Phi, châu Á (rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu) với những chiêu  mỹ miều ‘trợ giúp’ các châu lục này thoát thai khỏi ‘nghèo nàn lạc hậu’ theo định kiến kiểu Mỹ bằng thủ đoạn ‘phát triển kinh tế’.
 
Các quốc gia non trẻ châu Phi và châu Á vừa thoát khỏi ách thuộc địa, như hạn gặp mưa, đón nhận kịch bản ‘phát triển kinh tế’ kiểu Mỹ như một đặc ân. Thế là chỉ sau vài thập kỷ 1960s – 70s, Mỹ vốn đã thượng phong nay trở thành hợp chủng quốc Hoa kỳ ngồi vị trí đại phong thống trị hầu hết các quốc gia khờ dại phi Tây phương đã và đang khắc khoải phấn đấu trở thành Phương Tây quoái thai bởi ‘phát triển kinh tế’ chả giống ai tại hai châu lục này.
 
Trong lúc đó, Đức, Pháp, Nhật và Nga ngồi trên đóng lửa, nhấp nhổm đứng ngồi không yên khi ngồi ở cửa sổ phương Tây nhìn về phương Nam thấy Mỹ đang lên như diều gặp gió chế ngự thế giới, thế là cánh Tây Âu này rục rịch một chiến dịch thả con diều ‘xóa đói giảm nghèo’ bay vút sang bán cầu Nam theo kiểu ngựa quen đường cũ, nơi đã từng bỏ của chạy lấy người chỉ mới vài chục năm trước, nay cơn nghiện khát vọng bá chủ  kinh tế và nắm quyền kiểm soát chính trị lại gồng lên dữ dội.
 
Cuộc chạy đua paraton kiểu mới bắt đầu thay thế chế độ thực dân kiểu cũ vốn đã bị bại trận từ những năm 1950s, cái bồ không đáy của lòng tham muốn của các quốc gia Phương Tây lần này với khẩu hiệu ‘phát triển kinh tế’ và ‘xóa đói giảm nghèo’!
 
Rút cuộc thì cả ‘phát triển kinh tế’ lẫn ‘xóa đói giảm nghèo’ chỉ nhằm mục đích đồng hóa các nhóm người yếu thế và thuộc địa hóa các quốc gia khờ dại trên toàn thế giới trở thành những thị phần nô lệ kinh tế và các cỗ máy tiêu xài không có điểm dừng cho các đại quốc gia/đại gia không hơn không kém.
 
Chỉ sau gần hai thập kỷ, các lực sĩ lưỡi dài Phương Tây đã liếm đủ tài nguyên thiên nhiên của Châu Phi và một số nước đàn em ở Châu Á, ngoảnh lại mới ngộ ra rằng thủ đoạn ‘phát triển kinh tế’ không thể đạt được như kỳ vọng nếu không song song với thủ thuật ‘phát triển xã hội’ vì hai châu lục này hạ tầng văn hóa xã hội quá vững chãi. Nền văn hóa truyền thống của các bộ tộc Châu Phi, Châu Á là trở ngại lớn nhất cho Tây Phương. Kinh tế không thể bước qua long hồng của cấu trúc xã hội và hệ giá trị của các bộ tộc châu Phi và Châu Á.
 
Nhu cầu gột rửa hệ giá trị của xã hội truyền thống của các bộ tộc và quốc gia phi Tây Phương dưới chiêu ‘Hợp tác phát triển’ để có thể tiếp cận tới nền tảng của cộng đồng thông qua kịch bản ‘phát triển cộng đồng’ để mưu mô triệt tận gốc cội rễ của xã hội truyền thống, nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức lao động vô tận  cho các nhà tư bản.
 
Một loạt các thực đơn chào mời nhập khẩu, xuất khẩu, tạo việc làm, tăng cơ hội phát triển thông qua kịch bản công nghiêp hóa, hiện đại hóa và thành thị hóa nông thôn để hợp lý hóa các bản án tử hình của nhiều vùng tài nguyên thiên nhiên ở Châp Phi và Châu Á.
 
Tất cả, chỉ là để phục vụ cho thủ đoạn đồng hóa các quốc gia tội nghiệp này vào thế cưỡi lên lưng hổ, và thế là Tây Phương cứ thế giật cương, mã phi hết nước, các lực sĩ cứ nhún nhảy trên lưng Mã, hết Mã dùng đến Trâu, hết Trâu dùng đến Trâu sắt. Hết Trâu sắt cưỡi chuồn chuồn sắt. Cuối cùng các quốc gia tội nghiệp buộc phải TIN vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nghiễm nhiên biến thành khách hàng không được quyền chối bỏ của các đại quốc và đại gia Tây Phương. Đại quốc và đại gia thắng cờ.
 
Mưu đồ bá chủ thị trường, bá chủ hàng hóa trở thành hiện thực khi tất cả các quốc gia Phương Nam  nghiện  văn hóa  Phương Tây, tôn thờ đô la và cô ca, thích cưỡi ngựa sắt, bài toán đã giải xong.  Các đại quốc và đại gia kiểu Tây đã thanh toán nốt các hợp đồng về tài nguyên và nguồn lực lao động thông qua bán công nghệ, bán trí tuệ và gặt hái lợi nhuận mang về hưởng thụ, để lại đống rác thải, khí bụi và bê tông cốt sắt từ thiện cho Phương Nam không cần hoa hồng.
 
Ai giúp các đại gia và đại quốc thay đổi nền văn hóa xã hội truyền thống của các Bộ tộc và quốc gia Châu phi và Châu Á?
 
A ha, học bổng, thạc sĩ, tiến sĩ, kỹ sư, công nghệ thông qua ‘hợp tác phát triển’ song phương, nâng cao năng lực, cải cách thể chế, cải cách tư pháp, xây dựng nhà máy, tạo việc làm, đưa văn mình vào bản làng.
 
A ha, không ít các nhà nhân chủng học xã hội sẵn sàng hiến dâng cho các đại gia như World Bank, vì ăn lương chuyên gia, và cứ thế hé ra những thủ thuật đánh gục thủ lĩnh và những người tử tế trong cộng đồng. Cộng đồng cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng, có thể là một quốc gia. Võ nhân trị nhân ngay trong một quốc gia khi cơn nghiện đô la và cô ca đang giày vò thì mặc xác, và việc tha hóa cây đa cây đề, già làng, già bản, xói mòn giá trị cộng đồng và những niềm tin ăn ở ân nghĩa với thiên nhiên của nhiều tộc người bằng tiền tệ hóa các khu rừng, các khu đất, các không gian sinh kế trở thành khu đô thị, những cánh rừng vị đô la như cao su, cà phê, cọ dầu thẳng cánh cò bay vốn dĩ là những vùng thiên nhiên đa dạng sinh học, nôi nuôi dưỡng các giá trị văn hóa, quan hệ xã hội và sức trường tồn bản sắc sinh kế của các tộc người và của nhiều quốc gia phương Nam. May thay cho Bhutan đang giữ được tự do, sáng tạo và tự chủ của chính mình.
 
Trần thị Lành
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Quy tắc ứng xử và đạo đức trong công việc
Hiểu và thực hành nông nghiệp sinh thái cùng các cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa vùng Mekong
Vinh danh công nhận nguồn gốc rừng mưa nhiệt đới đối với các sản phẩm sinh thái bản địa của Lóng Lăn
Nông dân Nòng cốt-Già Làng-Thầy thuốc nam-Doanh Nhân Cộng đồng Vừ Lao Lềnh
Qui trình sinh thái nhân văn cây Hồ Tiêu vườn nhà bác Hoàng Văn Phước, xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình
Chín bước tiếp cận phát triển các tộc người thiểu số trong lưu vực Mekong
Sinh thái Nhân văn Sinh học và nghèo cấu trúc trong phát triển cộng đồng thiểu số lưu vực Mê kong
Nông nghiệp sinh thái: hiểu và phát huy bởi MECO-ECOTRA
Tiếp cận Hệ thống canh tác miền núi - MECOECOTRA
Mạng lưới NDNC - MECOECOTRA - Nông Nghiệp Sinh thái: Phương pháp tiếp cận và Những thách thức

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved