SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE CHESH GLOBAL
  TRANG CHỦ   Sinh Thái Nhân văn Sinh học  Bài viết
LÝ THUYẾT
Sinh thái Nhân văn Sinh học
Nhân học và Sinh kế
LIÊN MINH CHỦ QUYỀN SINH KẾ
Đối tác
Mạng lưới NDNC - MECOECOTRA - Nông Nghiệp Sinh thái: Phương pháp tiếp cận và Những thách thức
10/01/2011
 
 
Các tổ chức Khoa học Công nghệ của Việt nam như Trung tâm TEW/CHESH/CIRD[1] - tiền thân của Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI) từ đầu những năm 1990s đến nay đã và đang tiến hành hàng loạt các nghiên cứu, các phương pháp luận tiếp cận xóa cấu trúc nghèo, phát triển cộng đồng, chiến lược hồi sinh bản sắc văn hóa, phân tích chính sách phát triển cộng đồng, tổ chức các diến đàn, hội nghị khoa học và xuất bản các tạp chí, tài liệu đào tạo phát triển cộng đồng dựa trên triết lý Sinh thái Nhân văn và hành vi canh tác sinh thái của mạng lưới MECO-ECOTRA[2] và SPERI. và SPERI. và SPERI. và SPERI. và SPERI. và SPERI. và SPERI. và SPERI. - tiền thân của Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI) từ đầu những năm 1990s đến nay đã và đang tiến hành hàng loạt các nghiên cứu, các phương pháp luận tiếp cận xóa cấu trúc nghèo, phát triển cộng đồng, chiến lược hồi sinh bản sắc văn hóa, phân tích chính sách phát triển cộng đồng, tổ chức các diến đàn, hội nghị khoa học và xuất bản các tạp chí, tài liệu đào tạo phát triển cộng đồng dựa trên triết lý Sinh thái Nhân văn và hành vi canh tác sinh thái của mạng lưới MECO-ECOTRA và SPERI.
 
Các chiến lược ưu tiên của viện tập trung:
 
1) Khẳng định quyền sử dụng tài nguyên cho cộng đồng, các nhóm sở thích, cán nhân hộ gia đình;
 
2) Kế thừa, lồng ghép và phát triển các tri thức bản địa, thiết chế chính trị xã hội truyền thống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và tự quản cộng đồng;
 
3) Tạo quyền cho cộng đồng thông qua hình thành và phát triển mạng lưới nông dân nòng cốt giữa các nhóm dân tộc - các vùng miền,
 
4) Phát triển nguồn vốn xã hội nhằm phục vụ chiến lược đào tạo đội ngũ kế cận trẻ tại các vùng dân tộc trong mục tiêu phát triển nghề nông sinh thái tại các vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực Mê kông. 
Những thành quả ở các lĩnh vực trên đã được SPERI đồng phối hợp và mạng lưới với các trường, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước, các nhà chính sách và chính quyền địa phương, các sinh viên và cơ quan báo chí nhằm cố gắng lồng ghép trong tiến trình  thể chế hóa từ chính sách tới thực tiễn và ngược lại trong lĩnh vực NÔNG NGHIỆP SINH THÁI .
 
Trong hơn 12 năm qua, Viện đã và đang song hành với mạng lưới Nông dân nòng cốt (NDNC), tiền thân của MECO-ECOTRA hình thành những chủ trang trại, những mô hình rừng cộng đồng, rừng thuốc nam, những giáo trình đào tạo tại cấp gia đình, cấp cộng đồng, cấp vùng với những bộ chỉ số đã và đang được xây dựng và hoàn thiện  từ triết lý, phương thức và kỹ năng canh tác sinh thái.
 
Khoảng 50[3] hecta đất dốc do các chủ trang trại của MECO-ECOTRA đang canh tác theo phương thức lồng ghép giữa sinh thái - hữu cơ và bền vững. Những mô hình này sẽ trở thành những giáo trình đào tạo tại cấp cộng đồng. hecta đất dốc do các chủ trang trại của MECO-ECOTRA đang canh tác theo phương thức lồng ghép giữa sinh thái - hữu cơ và bền vững. Những mô hình này sẽ trở thành những giáo trình đào tạo tại cấp cộng đồng.
 
Khoảng gần 30[4] hecta đất dốc do các trường đào tạo nhà nông sinh thái của Viện SPERI đang dần dần trở thành những giáo trình đào tạo cấp vùng và liên vùng. hecta đất dốc do các trường đào tạo nhà nông sinh thái của Viện SPERI đang dần dần trở thành những giáo trình đào tạo cấp vùng và liên vùng.
 
Khoảng gần 260[5] hecta rừng cộng đồng được các mạng lưới luật tục - thuốc nam - thổ cẩm  tại Việt nam và Lào đang được bảo vệ, quản lý và phát triển theo triết lý Sinh thái Nhân văn của Viện. Những cánh rừng này đã và đang đưa vào nghiên cứu - phân tích và hội thảo nhằm vận động chính sách “ Bảo vệ rừng văn hóa & đa dạng sinh học dựa vào luật tục của cộng đồng”. hecta rừng cộng đồng được các mạng lưới luật tục - thuốc nam - thổ cẩm  tại Việt nam và Lào đang được bảo vệ, quản lý và phát triển theo triết lý Sinh thái Nhân văn của Viện. Những cánh rừng này đã và đang đưa vào nghiên cứu - phân tích và hội thảo nhằm vận động chính sách “ Bảo vệ rừng văn hóa & đa dạng sinh học dựa vào luật tục của cộng đồng”.
 
Khoảng gần 10.800[6] hecta rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn được quản lý và phát triển dựa trên luật tục và tín ngưỡng của cộng đồng ở Việt nam và Lào. Những cánh rừng này là cơ sở để xây dựng các nghiên cứu điểm phân tích chính sách ĐỒNG QUẢN LÝ rừng phòng hộ và đặc dụng trên cơ sở luật tục của cộng đồng và luật pháp của Nhà nước. hecta rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn được quản lý và phát triển dựa trên luật tục và tín ngưỡng của cộng đồng ở Việt nam và Lào. Những cánh rừng này là cơ sở để xây dựng các nghiên cứu điểm phân tích chính sách ĐỒNG QUẢN LÝ rừng phòng hộ và đặc dụng trên cơ sở luật tục của cộng đồng và luật pháp của Nhà nước.
 
Những mô hình trên đây đã và đang ngày càng mang lại nhiều  hiệu quả và ảnh hưởng đích thực cho đào tạo, cho nghiên cứu, cho phát triển và cho chiến lược thay đổi khí hậu và phân tích chính sách tại Việt nam và Lào nói riêng, lưu vực Mê kông nói chung.
 
Tuy nhiên, vần còn vô vằn thách thức và trở ngại trong chiến lược phát triển, nhân rộng và chuyên nghiệp hóa nghề nông sinh thái cho đội ngũ kế cận trẻ thuộc các dân tộc thiểu  số mà mạng lưới MECO-ECOTRA và viện SPERI không phải một sớm một chiều khắc phục được bởi những thực trạng: nhận thức xã hội về NNST còn quá xa vời, thay đổi hành vi của từng con người rất khó khăn, thể chế và chính sách của Nhà nước đang tập trung ưu tiên tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập. Tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái vùng núi, nơi có địa hình dốc, đất đai dễ tổn thương, xói mòn và rửa trôi dinh dưỡng của đất đang ngày càng trở thành những hiểm họa cho muôn loài.
 
Thách thức này cần một chiến lược tiếp cận LIÊN HỆ THỐNG - đồng bộ - cởi mở - hợp tác và đồng thuận cao trong quan điểm tiếp cận 5 phạm trù:
  1. Nông nghiệp miền núi: quan điểm tiếp cận qui hoạch và sử dụng các dạng tài nguyên miền núi từ các chủ trương lớn của chính phủ;
  2. Nông dân miền núi: nhận thức và thái độ của các thể chế - chính sách trong quan niệm và đối xử   đối với người nông dân miền núi;
  3. Nông hộ miền núi: quan niệm về giá trị xã hội - nhu cầu văn hóa - tính cộng đồng của một nông hộ miền núi trong định hướng chiến lược phát triển chung của quốc gia;
  4. Nông trại miền núi: xu thế và thứ tự  ưu tiên của thể chế - chính sách trong chiến lược tự chủ - an toàn và phát triển hài hòa của đất nước
  5. Nông thôn thuộc miền núi: thuộc chiến lược phát triển lồng ghép các nguyên lý của tự nhiên: đặc thù- hệ thống - đa dạng - tương tác - thích nghi.
Chính phủ Việt nam đang ra sức chạy đua vũ trang với công nghiệp hóa – hiện đại hóa và tập trung khai thác kinh tế thượng nguồn bằng công nghệ cao, theo phương thức lợi nhuận tài chính. Các công trình thủy điện buộc phải chặt phá nhiều diện tích rừng tự nhiên tại các vùng rừng phòng hộ xung yếu, khai khoáng các loại tài nguyên khó tái tạo trên hệ đất dốc, rửa trôi và xói mòn mạnh, các chương trình trồng cây công nghiệp đại điền phục vụ xuất khẩu thu hút ngoại tệ.... Do vậy, nông nghiệp sinh thái càng khó khăn hơn và ít khi được tôn trọng.
 
Khó khăn và thách thức không nhỏ, song với thời gian, bản lĩnh, đức thủy chung và quyết tâm cao của MECO-ECOTRA, hy vọng SPERI sẽ tiếp tục triết lý và hành vi phụng dưỡng thiên nhiên thông qua hệ thống FFSs, các mạng lưới rừng thuốc nam, rừng cộng đồng, các chủ vườn sinh thái đã, đang và sẽ tiếp tục tự tin đi trên con đường trường đầy chông gai nhưng an toàn cho mỗi con người, mỗi gia đình, xã hội và cho thiên nhiên rất đỗi hiền lành - nơi muôn loài nương tựa để tồn sinh.
 

[1] TEW: Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Phát triển Năng lực Phụ nữ Dân tộc Thiểu số; CIRD: Trung tâm Nghiên cứu Kiến thức Bản địa và Phát triển; CHESH: Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Vùng cao (CHESH)
[2] MECO-ECOTRA = Mekong Community Network & Ecological Trading
[3] Ông Dương Kim Nhân (Ba Vì-Hà Tây), Ông Nguyễn Hữu Phước (Bố Trạch-Quảng Bình), Ông Vi Văn Nhất (Quế Phong-Nghệ An), em Lèng Văn Sường (Simacai-Lào Cai)...
[4] FFS Đồng Lê (Tuyên Hóa-Quảng Bình), FFS)-Simacai, Lào Cai, FFS_HEPA, Hương Sơn, Hà Tĩnh
[5] Bản Pỏm om, Naxai, pakim (Quế Phong-Nghệ An), Cán Hồ (Simacai-Lào Cai)….
[6] Bản Lóng Lăn, huyện Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang, Lào và Hợp tác xã Lâm nghiệpTrường Sơn tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh-Việt nam.
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Quy tắc ứng xử và đạo đức trong công việc
Hiểu và thực hành nông nghiệp sinh thái cùng các cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa vùng Mekong
Vinh danh công nhận nguồn gốc rừng mưa nhiệt đới đối với các sản phẩm sinh thái bản địa của Lóng Lăn
Nông dân Nòng cốt-Già Làng-Thầy thuốc nam-Doanh Nhân Cộng đồng Vừ Lao Lềnh
Qui trình sinh thái nhân văn cây Hồ Tiêu vườn nhà bác Hoàng Văn Phước, xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình
Tiền tệ hóa tự do, sáng tạo và tự chủ kiểu Tây
Chín bước tiếp cận phát triển các tộc người thiểu số trong lưu vực Mekong
Sinh thái Nhân văn Sinh học và nghèo cấu trúc trong phát triển cộng đồng thiểu số lưu vực Mê kong
Nông nghiệp sinh thái: hiểu và phát huy bởi MECO-ECOTRA
Tiếp cận Hệ thống canh tác miền núi - MECOECOTRA

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved