SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA HEPA ECO-FARMING SCHOOL CO2 JUSTICE
  TRANG CHỦ   Sinh Thái Nhân văn Sinh học  Bài viết
LÝ THUYẾT
Sinh thái Nhân văn Sinh học
Nhân học và Sinh kế
LIÊN MINH CHỦ QUYỀN SINH KẾ
Đối tác
Xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế dựa vào tri thức bản địa trong canh tác nông nghiệp
30/12/2010
 
 
Sau gần 10 năm hoạt đông thông qua cá mô hình nghiên cứu, tư vấn thử nghiệm, CHESH Lào đã đúc rút được một số bài học liên quan tới việc xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế dựa vào tri thức bản địa của tộc người Khmú, Lào Lùm và Hmông.
 
Thứ nhất, coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho già làng, trưởng bản và nông dân nòng cốt được đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở những dân tộc trong và ngoài nước. Từ đó, họ sẽ tự xác định được thế mạnh, tiềm năng về tri thức bản địa, giống cây con, đất đai, vvv và các giải pháp phù hợp đặc thù của từng nhóm dân tộc.
 
Thứ hai, xây dựng, triển khai các mô hình điểm cấp gia đình, thành công hay thất bại được rút kinh nghiệm cho các gia đình khác . Ví dụ, người Hmông bản Lóng Lăn thử nghiệm mô hình trồng rau bản địa, trồng măng tây,người Khmú bản Nậm Kha thử nghiệm tăng 2 vụ lúa nước kết hợp với cây tỏi địa phương và hình thành các vườn cố định trên diện tích nương rẫy; và phát triển các mô hình phát triển kinh tế trang trại của người Lào Lùm bản Xiêng Đa.
 
Thứ ba từ kết quả thử nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, khi tính tự tin tăng lên, người dân tại các bản bắt đầu có nhu cầu về quyền quản lý và sử dụng lâu dài trên mảnh đất của mình. Giai đoạn này, phân quyền quản lý TNTN thông qua việc giao đất giao rừng cần được triển khai nhằm đảm bảo sự an toàn và đầu tư lâu dài trên mảnh đất được giao.
 
Thứ tư, đổi công là một trong những cách thức tổ chức sản xuất truyền thống của người Khmú và Lào Lùm hoặc canh tác theo cụm dòng họ của người Hmông, là hình thức hiệp tác truyền thống trong sản xuất được nghiên cứu và vận dụng thành công trong việc hình thành  Các nhóm cùng sở thích như trồng rau, chăn nuôi-thú y, thuốc nam, thổ cẩm, bảo vệ rừng,  tại các cộng đồng và trở thành mạng lưới giữa các bản với nhau. Trong tương lai gần các hình thức hiệp tác trên là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp cộng đồng.
 
Thứ năm, xây dựng quỷ tiết kiệm và quĩ phát triển cộng đồng. Nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất của người dân không ngừng tăng lên. Các cộng đồng bắt đầu hình thành lên các quĩ phát triển. Đầu tiên là quĩ tiết kiệm, sau trở thành quĩ tiết kiệm-tín dụng và quĩ phát triển cộng đồng. Quĩ phát triển cộng đồng không những đáp ứng được nhu cầu về vốn phát triển kinh tế cho các hộ gia đình mà còn trở thành một quĩ phúc lợi để phục vụ cho các hoạt động phát triển chung của toàn bản.  
 
Thứ sáu, khai thác lợi thế đặc thù, tạo ra các sản phẩm khác biệt, các sản phẩm sinh thái là một hướng đi, một sự lựa chọn khôn ngoan trong quá trình phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con dân bản. Nằm ở độ cao hơn 1.600m quanh năm có mây mù, có hệ thống đa dạng sinh học phong phú (rừng Lóng Lăn) người Hmông Lóng Lăn đã chọn trồng rau sinh thái cung ứng cho thị trường thành phố. Đó là một thế mạnh của sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thành phố Luang PraBang.Thị trường và khả năng tiếp cận thị trường luôn là câu hỏi khi người dân có sản phẩm dư thừa trong sản xuất. Người dân bản Lóng Lăn đã xác định được thị phần các sản phẩm nông nghiệp sinh thái thông qua thế mạnh của mình - rau sạch và thị trường là Luang Prabang. Trên có sở đó, họ đã cùng nhau tổ chức thành tổ hợp chuyên trồng, thu mua vận chuyển và bán cho người tiêu thụ tại Luang Prabang.  
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Bài viết khác
Quy tắc ứng xử và đạo đức trong công việc
Hiểu và thực hành nông nghiệp sinh thái cùng các cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa vùng Mekong
Vinh danh công nhận nguồn gốc rừng mưa nhiệt đới đối với các sản phẩm sinh thái bản địa của Lóng Lăn
Nông dân Nòng cốt-Già Làng-Thầy thuốc nam-Doanh Nhân Cộng đồng Vừ Lao Lềnh
Qui trình sinh thái nhân văn cây Hồ Tiêu vườn nhà bác Hoàng Văn Phước, xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình
Tiền tệ hóa tự do, sáng tạo và tự chủ kiểu Tây
Chín bước tiếp cận phát triển các tộc người thiểu số trong lưu vực Mekong
Sinh thái Nhân văn Sinh học và nghèo cấu trúc trong phát triển cộng đồng thiểu số lưu vực Mê kong
Nông nghiệp sinh thái: hiểu và phát huy bởi MECO-ECOTRA
Tiếp cận Hệ thống canh tác miền núi - MECOECOTRA

Tin tức
Xuất bản

- Tổng quan
- Video
- Diễn đàn
- Câu chuyện
- Liên minh Chủ quyền Sinh kế
Chủ Quyền Sinh Kế
- Tổng quan
- Đồng quản trị
- Luật tục
- Tín ngưỡng
Phụng Dưỡng Thiên Nhiên
- Tổng quan
- Vật linh giáo
- Đất rừng thiêng
- Lễ hội
Vùng Hoạt Động
- Lưu vực Mêkông
- Việt nam
- Lào
- Ban thư kí MECO-ECOTRA
Quản trị Tổ chức
Tổ chức
- Lịch sử
- Triết lý và Hành vi
- Tầm nhìn & Sứ mệnh
- Thiết chế
Nhân sự
- Điều phối Chương trình
- Ban Giám đốc
- Hội đồng Khoa học
- Thẩm định độc lập
- Hội đồng Viện
Lý thuyết
- Sinh thái Nhân văn Sinh học
- Nhân học và Sinh kế
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
Copyright © 2019 by SPERI. All rights reserved